Tổng hợp 10 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1 7 2024? Tóm tắt những quy định nội bật của 10 Luật có hiệu lực từ ngày 1 7 2024?
Tổng hợp 10 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1 7 2024?
Dưới đây là 10 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1 7 2024:
STT | LUẬT CÓ HIỆU LỰC THI HÀNH TỪ NGÀY 1/7/2024 |
1 | Luật Các tổ chức tín dụng 2024 |
2 | Luật Giá 2023 |
3 | Luật Căn cước 2023 |
4 | Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 |
5 | Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 |
6 | Luật Giao dịch điện tử 2023 |
7 | Luật Tài nguyên nước 2023 |
8 | Luật Viễn thông 2023 |
9 | Luật Phòng thủ dân sự 2023 |
10 | Luật Hợp tác xã 2023 |
Tổng hợp 10 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1 7 2024? Tóm tắt những quy định nội bật của 10 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1 7 2024? (Hình từ internet)
Tóm tắt những quy định nổi bật của 10 Luật có hiệu lực từ ngày 1 7 2024?
(1) Luật Các tổ chức tín dụng 2024
Quy định mới về nghĩa vụ cung cấp thông tin của cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 49 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định cổ đông sở hữu từ 01% vốn điều lệ trở lên của tổ chức tín dụng phải cung cấp cho tổ chức tín dụng các thông tin sau đây:
- Họ và tên; số định danh cá nhân; quốc tịch, số hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp của cổ đông là người nước ngoài; số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ pháp lý tương đương của cổ đông là tổ chức; ngày cấp, nơi cấp của giấy tờ này;
- Thông tin về người có liên quan;
- Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của mình tại tổ chức tín dụng đó;
- Số lượng, tỷ lệ sở hữu cổ phần của người có liên quan của mình tại tổ chức tín dụng đó.
Cấm bán bảo hiểm không bắt buộc đi kèm khoản vay
Điều 15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nghiêm cấm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, người quản lý, người điều hành, nhân viên của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài gắn việc bán sản phẩm bảo hiểm không bắt buộc với việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng dưới mọi hình thức.
Quy định mới về can thiệp sớm các tổ chức tín dụng yếu kém
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định riêng về các biện pháp can thiệp sớm các tổ chức tín dụng yếu kém tại Chương IX gồm 06 Điều từ Điều 156 - 161.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:
- Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 15% giá trị của vốn điều lệ, vốn được cấp và quỹ dự trữ ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất hoặc theo kết luận thanh tra, kiểm toán của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định;
- Xếp hạng dưới mức trung bình theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Vi phạm tỷ lệ khả năng chi trả trong thời gian 30 ngày liên tục;
- Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong thời gian 06 tháng liên tục;
- Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước
...
Xem chi tiết tại: Tổng hợp điểm mới Luật Các tổ chức tín dụng 2024
(2) Luật Giá 2023
- Bổ sung nguyên tắc áp dụng Luật Giá với các Luật khác
- Bổ sung thêm tiêu chí danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
- Ban hành kèm theo Danh mục hàng hóa, dịch vụ
- Quy định rõ phạm vi hiệp thương giá
- Quy định cụ thể về kê khai giá, niêm yết giá
Xem chi tiết tại: Tổng hợp những điểm mới của Luật Giá
(3) Luật Căn cước 2023
- Chính thức đổi tên Căn cước công dân sang thẻ Căn cước.
- Khai tử Chứng minh nhân dân từ 01/01/2025
- Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ Căn cước
- Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 14 tuổi từ 01/7/2024
- Bổ sung quy định về Giấy chứng nhận căn cước
- Thêm trường hợp phải đổi thẻ Căn cước
- Rút ngắn thời gian cấp lại thẻ Căn cước
...
Xem chi tiết tại: Tổng hợp những điểm nổi bật của Luật Căn cước 2023
(4) Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023
- 5 Tiêu chuẩn tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Quy định việc huấn luyện, bồi dưỡng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
- Chế độ phụ cấp đối với người tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Xem chi tiết tại: Tổng hợp những điểm nổi bật Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023
(5) Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- Về quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng:
- Về sản xuất và tiêu dùng bền vững:
- Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
- Bổ sung các hành vi bị cấm
- Về giao dịch đặc thù
....
Xem chi tiết tại : Điểm mới nổi bật Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
(6) Luật Giao dịch điện tử 2023
- Sửa đổi trường hợp áp dụng Luật Giao dịch điện tử
- Sửa đổi, bổ sung một số khái niệm trong giao dịch điện tử
- Sửa đổi các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
- Bổ sung điều kiện chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu
- Các yêu cầu để chữ ký số là chữ ký điện tử
- Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử
...
Xem chi tiết tại: Điểm mới nổi bật Luật Giao dịch điện tử 2023
(7) Luật Tài nguyên nước 2023
Luật Tài nguyên nước 2023 chính thức phát sinh hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024. Tuy nhiên, hai quy định sau có thời điểm phát sinh hiệu lực khác:
- Việc tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước cấp cho sinh hoạt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 69 Luật Tài nguyên nước 2023 được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2025.
- Việc kê khai khai thác nước dưới đất của hộ gia đình quy định tại khoản 4 Điều 52 Luật Tài nguyên nước 2023 được thực hiện từ ngày 01 tháng 7 năm 2026.
Xem chi tiết tại: Luật Tài nguyên nước 2023
(8) Luật Viễn thông 2023
- Về phạm vi điều chỉnh:
Luật Viễn thông 2023 mở rộng phạm vi điều chỉnh một số dịch vụ mới: dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây, dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet để phù hợp với xu thế chuyển đổi số, hội tụ giữa viễn thông và công nghệ thông tin.
- Về phát triển hạ tầng viễn thông
Luật bổ sung quy định công trình viễn thông được xây dựng, lắp đặt trên tài sản công; Tăng cường sử dụng chung hạ tầng liên ngành như: chủ đầu tư các dự án xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật (giao thông, xây dựng,...) phải thông báo để các doanh nghiệp viễn thông đăng ký sử dụng chung; Quy định trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng nhà chung cư, công trình công cộng, khu chức năng,... trong việc thiết kế, xây dựng, bố trí mặt bằng để xây dựng, lắp đặt hạ tầng viễn thông; Bổ sung trách nhiệm của UBND các cấp, Bộ ngành liên quan xử lý hành vi cản trở việc xây dựng hợp pháp cơ sở hạ tầng viễn thông.
- Về Quỹ dịch vụ Viễn thông công ích
Luật bổ sung, hoàn thiện quy định về Quỹ để khắc phục bất cập trong hoạt động giai đoạn trước.
- Về đấu giá kho số viễn thông, tài nguyên Internet:
Luật quy định cụ thể các loại tài nguyên viễn thông cấp qua hình thức đấu giá. Việc lựa chọn mã, số viễn thông đấu giá sẽ do thị trường quyết định; Quy định cụ thể giá khởi điểm cho từng loại mã, số viễn thông, tên miền Internet đưa ra đấu giá.
- Về xử lý “rác viễn thông”:
Luật bổ sung nghĩa vụ của doanh nghiệp phải xác thực, lưu giữ, quản lý thông tin thuê bao; xử lý các SIM có thông tin không đầy đủ, không chính xác; ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo; Bổ sung nghĩa vụ của thuê bao viễn thông không được sử dụng thông tin cá nhân của mình để giao kết hợp đồng cho người khác trừ trường hợp pháp luật cho phép và chịu trách nhiệm về các số thuê bao đã đăng ký; và Bổ sung hành vi cấm sử dụng thiết bị, phần mềm gửi, truyền, nhận thông tin qua mạng viễn thông để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Về quản lý thị trường, thúc đẩy phát triển viễn thông:
Luật quy định quản lý hoạt động bán buôn trong viễn thông để thúc đẩy cạnh tranh, phù hợp với thông lệ quốc tế; Bổ sung quy định về quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông của các tổ chức nước ngoài theo hình thức qua biên giới; Hoàn thiện quy định sử dụng tài khoản SIM thuê bao di động để thanh toán cho dịch vụ viễn thông và dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động hợp pháp; Bổ sung quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát công nghệ mới, mô hình mới trong hoạt động viễn thông.
- Về cải cách thủ tục hành chính
Luật cấu trúc lại các giấy phép viễn thông nhằm đơn giản hóa thủ tục, khuyến khích gia nhập thị trường đối với một số dịch vụ viễn thông không có hạ tầng mạng; điều kiện cấp phép chặt chẽ đối với trường hợp cung cấp dịc
Xem chi tiết tại: Luật Viễn thông 2023 sửa đổi, bổ sung nhiều quy định mới so với Luật Viễn thông 2009?
(9) Luật Phòng thủ dân sự 2023
Tại Điều 3 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định về nguyên tắc hoạt động của phòng thủ dân sự như sau:
(1) Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(2) Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân.
(3) Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.
(4) Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.
(5) Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(6) Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
(7) Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.
Xem chi tiết tại: Luật Phòng thủ dân sự 2023
(10) Luật Hợp tác xã 2023
Luật Hợp tác xã 2023 gồm 12 chương với 115 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024.
Luật Hợp tác xã 2023 quy định về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể, phá sản và hoạt động có liên quan của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chính sách của Nhà nước về phát triển tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là khi nào?
Căn cứ vào Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật như sau:
- Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
Đối với văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; đăng Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?