Tổng hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ đối với các chính sách cho vay ưu đãi tối đa là 38,4 nghìn tỷ đồng theo Nghị định 36/2022/NĐ-CP?
Nguồn vốn cho vay và cấp bù lãi suất và phí quản lý được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 36/2022/NĐ-CP quy định về nguồn vốn cho vay và cấp bù lãi suất và phí quản lý như sau:
- Nguồn vốn cho vay
+ Ngân hàng Chính sách xã hội được phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh để cho vay đối với các chính sách cho vay ưu đãi theo quy định tại tiết b, điểm 1.3 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15;
+ Tổng hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh để cho vay đối với các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tối đa là 38,4 nghìn tỷ đồng và không vượt quá tổng dư nợ tín dụng các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 tại thời điểm kết thúc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 cộng mức tồn ngân tính trên tổng dư nợ tín dụng nêu tại điểm này. Tỷ lệ tồn ngân được xác định theo tỷ lệ tối đa tồn quỹ tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng khác để đảm bảo khả năng chi trả, thanh toán khi xác định số cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý theo quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội;
+ Nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh quy định tại khoản này được hòa đồng chung trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và hạch toán, quản lý, sử dụng theo quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội;
+ Trong thời gian chưa phát hành hoặc chưa phát hành đủ nguồn vốn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, Ngân hàng Chính sách xã hội được sử dụng các nguồn vốn hợp pháp của Ngân hàng để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15.
- Cấp bù lãi suất và phí quản lý
+ Ngân hàng Chính sách xã hội được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và phí quản lý khi thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 theo cơ chế cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý khi cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác quy định tại quy chế quản lý tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội;
+ Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý
++ Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý trong giai đoạn 2022 - 2023 để thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 là nguồn 2 nghìn tỷ đồng quy định tại tiết b điểm 1.2 khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 43/2022/QH15;
++ Nguồn vốn cấp bù lãi suất và phí quản lý sau năm 2023 đối với dư nợ của các chính sách cho vay ưu đãi theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 được bố trí từ nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Luật Đầu tư công và các văn bản hướng dẫn (nếu có).
Tổng hạn mức phát hành trái phiếu Chính phủ đối với các chính sách cho vay ưu đãi tối đa là 38,4 nghìn tỷ đồng theo Nghị định 36/2022/NĐ-CP?
Thời hạn chốt số liệu báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội là khi nào? Gửi báo cáo bằng phương thức nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 36/2022/NĐ-CP quy định chế độ báo cáo như sau:
- Định kỳ hàng quý, năm và khi kết thúc chương trình, Ngân hàng Chính sách xã hội gửi Bộ Tài chính báo cáo quý, năm và kết thúc chương trình về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất của toàn hệ thống theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Thời hạn, thời gian chốt số liệu và phương thức gửi báo cáo
+ Thời hạn gửi báo cáo
++ Báo cáo quý: Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày kết thúc quý;
++ Báo cáo năm: Chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc năm;
++ Báo cáo kết thúc chương trình: Chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày kết thúc chương trình.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo quý, năm: Thời điểm bắt đầu lấy số liệu là ngày đầu tiên của quý, năm báo cáo; thời điểm kết thúc lấy số liệu là ngày cuối cùng của quý, năm báo cáo.
- Thời gian chốt số liệu báo cáo kết thúc chương trình: Thời điểm bắt đầu lấy số liệu là ngày 01 tháng 01 năm 2022; thời điểm kết thúc lấy số liệu là ngày 31 tháng 12 năm 2023 hoặc thời điểm thông báo kết thúc thực hiện hỗ trợ lãi suất theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 10 Nghị định này tùy theo điều kiện nào đến trước.
- Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:
++ Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
++ Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
++ Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;
++ Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Khách hàng có trách nhiệm gì khi vay vốn hỗ trợ lãi suất?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 36/2022/NĐ-CP quy định trách nhiệm khách hàng như sau:
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích theo quy định;
- Nếu không đáp ứng đủ điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này thì phải hoàn trả cho Ngân hàng Chính sách xã hội: toàn bộ số vốn vay không đúng đối tượng và/hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích (nếu có); số tiền hỗ trợ lãi suất trước đó của số vốn vay không đáp ứng đủ điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất.
Như vậy, đối với các khoản vay đáp ứng đầy đủ điều kiện quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2022/NĐ-CP được Ngân hàng Chính sách xã hội giải ngân trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đến trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành và chưa hoàn thành việc tất toán khoản vay được hỗ trợ lãi suất theo quy định tại Nghị định này.
Nghị định 36/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 30/5/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?