Tổng cục Thuế có ý kiến gì về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân tại Công văn 2287/TCT-DNNCN 2024?
Tổng cục Thuế có ý kiến gì về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân tại Công văn 2287/TCT-DNNCN 2024?
Ngày 30/5/2024, Tổng cục Thuế ban hành ban hành Công văn 2287/TCT-DNNCN 2024 Tải hướng dẫn về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân.
Theo đó, Tổng cục Thuế có ý kiến về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân như sau:
*Về quy trình kiểm tra thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh
Việc kiểm tra thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (bao gồm hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai, hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, hộ kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh) thực hiện theo hướng dẫn tại tiết c khoản 4 Điều 18, khoản 3 Điều 19 Thông tư 40/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính và Quy trình kiểm tra thuế ban hành kèm theo Quyết định 970/QĐ-TCT năm 2023 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.
*Về việc áp dụng rủi ro trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh
Việc áp dụng rủi ro trong quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10, Điều 12, khoản 1 Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BTC ngày 17/5/2023 của Bộ Tài chính.
Đồng thời Tổng cục Thuế đang dự thảo quy trình hướng dẫn áp dụng rủi ro trong quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong đó có ban hành các chỉ số tiêu chí cụ thể, lượng hóa các tiêu chí tại Điều 10, Điều 12 Thông tư 31/2021/TT-BTC để đáp ứng yêu cầu về quản lý thuế và hóa đơn đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai và hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán.
Trong thời gian chưa ban hành quy trình nêu trên thì việc áp dụng rủi ro trong quản lý thuế đối với cá nhân thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 12, Điều 10, Điều 15 Thông tư 31/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính.
*Nội dung chức năng, nhiệm vụ của Phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác tại Cục Thuế và thẩm định đối với hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
- Chức năng, nhiệm vụ của Phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác được quy định tại điểm 6, Phần I Quyết định 211/QĐ-TCT năm 2019 của Tổng cục Thuế.
Theo đó, hiện nay chưa quy định Phòng quản lý hộ kinh doanh, cá nhân và thu khác được lập kế hoạch kiểm tra và kiểm tra trực tiếp tại hộ kinh doanh.
- Việc thẩm định đối với hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định tại tiết d, khoản 3 Điều 3 Quy chế cấp ý kiến pháp lý dự thảo đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và thẩm định dự thảo văn bản hành chính do cơ quan thuế các cấp ban hành ban hành kèm theo Quyết định 1033/QĐ-TCT năm 2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
Tổng cục Thuế có ý kiến gì về quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân tại Công văn 2287/TCT-DNNCN 2024? (Hình từ Internet)
Tổng cục Thuế ghi nhận các đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật của Cục Thuế ra sao?
Tại Công văn 2287/TCT-DNNCN 2024, Tổng cục Thuế ghi nhận các đề xuất sửa đổi các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của Cục Thuế và nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Trong thời gian chưa có văn bản sửa đổi, bổ sung đề nghị Cục Thuế thực hiện đúng quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.
Yêu cầu của Tổng cục Thuế về công tác quản lý hộ kinh doanh, cá nhân ra sao?
Căn cứ Mục 2 Công văn 1357/TCT-DNNCN năm 2024, yêu cầu của Tổng cục Thuế về công tác quản lý hộ kinh doanh (HKD), cá nhân kinh doanh (CNKD) như sau:
- Tổng cục Thuế yêu cầu các cục thuế tổ chức rà soát toàn bộ hồ sơ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (bao gồm các HKD, CNKD đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, bỏ trốn,...) trên địa bàn quản lý; xử lý kịp thời đối với trường hợp thực hiện không đúng quy định về công tác quản lý thuế đối với HKD, CNKD;
- Tổ chức đối chiếu, rà soát trên địa bàn quản lý để nắm tình hình biến động về hoạt động kinh doanh của HKD, CNKD và kịp thời đưa vào quản lý theo quy định.
- Các đơn vị cần đối chiếu với các nguồn thông tin của các cơ quan nhà nước có liên quan (Cơ quan thống kê, Cơ quan đăng ký kinh doanh, Chính quyền địa phương,...) để đối chiếu số lượng HKD, CNKD quản lý trên địa bàn, xác định cụ thể nguyên nhân chênh lệch, đảm bảo số liệu giữa các cơ quan quản lý nhà nước đúng thực tế phát sinh, từ đó đưa vào diện quản lý đầy đủ các HKD, CNKD thực tế đang kinh doanh, chấm dứt tình trạng có HKD, CNKD nhưng không lập Bộ thuế.
- Sau khi đối chiếu, rà soát tại địa bàn và đối chiếu với các nguồn thông tin của các cơ quan nhà nước có liên quan, nếu HKD, CNKD đã được cơ quan thuế lập Bộ thuế nhưng không còn kinh doanh tại địa bàn thì cơ quan thuế thực hiện xử lý theo các quy định pháp luật và quy định tại điểm 3.6 khoản 3 mục II phần II Quy trình quản lý thuế đối với cá nhân kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định 2371/QĐ-TCT 2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.
- Cơ quan thuế cung cấp cho cơ quan đăng lý kinh doanh thông tin các HKD, CNKD có đăng ký kinh doanh nhưng không còn kinh doanh tại địa chỉ đăng ký kinh doanh để cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện quản lý theo quy định.
- Các cục thuế thực hiện công khai thông tin về HKD, CNKD nộp thuế khoán theo quy định, đồng thời công khai trên chức năng Bản đồ số hộ kinh doanh theo các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, đảm bảo việc công khai được minh bạch, tăng cường khả năng giám sát của người dân và các cơ quan, ban ngành, chính quyền địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?