Tổng cục Thuế bổ sung ngành nghề để thanh kiểm tra thuế 2023? Tập trung thanh kiểm tra thuế những ngành nghề nào?
Tập trung thanh kiểm tra thuế những ngành nghề nào?
Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính, ngày 03/10/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn 10039/BTC-TTr năm 2022 về hướng dẫn, định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2023.
Theo đó, Công văn 10039/BTC-TTr năm 2022 định hướng xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tài chính năm 2023 đối với Tổng cục Thuế, trong đó yêu cầu tập trung thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có dư địa thu lớn hoặc có rủi ro cao như:
- Dầu khí; xăng dầu;
- Điện lực; viễn thông;
- Ngân hàng; bảo hiểm; chứng khoán; cho thuê tài chính;
- Dược phẩm; bất động sản; hạ tầng; khu công nghiệp;
- Công ty xổ số kiến thiết;
- Kinh doanh dịch vụ cảng; xây dựng; sản xuất, kinh doanh nguyên vật liệu xây dựng;
- Doanh nghiệp khai thác kinh doanh cát, sỏi lòng sông;
- Khai thác vàng;
- Sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng; kinh doanh bán lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh phân bón;
- Sản xuất kinh doanh sản phẩm từ nhựa; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản;
- Truyền thông quảng cáo; thương mại điện tử;
- Sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy trong nước;
Ngoài ra, tập trung thanh kiểm tra đối với:
- Các tập đoàn, tổng công ty, công ty có phát sinh số thu nộp thuế lớn; các doanh nghiệp quy mô lớn nhiều năm chưa được thanh tra, kiểm tra thuế;
- Các doanh nghiệp phát sinh chuyển nhượng vốn, thương hiệu, chuyển nhượng dự án, chia tách, sáp nhập;
- Các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, chuyển giá, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhiều năm.
- Các doanh nghiệp có rủi ro cao về hoá đơn;
- Các doanh nghiệp có rủi ro về hoàn thuế và các doanh nghiệp có nguồn thông tin rủi ro từ cơ quan Hải quan chuyển sang;
- Các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế theo các Luật thuế và Hiệp định.
Tổng cục Thuế bổ sung ngành nghề để thanh kiểm tra thuế 2023? Tập trung thanh kiểm tra thuế những ngành nghề nào?
Tổng cục Thuế bổ sung ngành nghề để thanh kiểm tra quyết toán thuế năm 2023?
Ngày 02/8/2023, Tổng cục Thuế đã có Công văn 3288/TCT-TTKT năm 2023 về việc xây dựng chuyên đề thanh tra, kiểm tra loại hình dịch vụ du lịch.
Tổng cục Thuế cho biết thời gian qua, một số cơ quan báo chí đưa tin về nội dung các doanh nghiệp kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ du lịch tại Việt Nam có dấu hiệu lừa đảo và trốn thuế.
Theo đó, động thái này thực hiện nhằm tăng cường công tác quản lý thuế đối với các doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ du lịch.
Cụ thể, thực hiện ra soát các doanh nghiệp kinh doanh các gói "sở hữu kỳ nghỉ du lịch" trên địa bàn, đánh giá rủi ro đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch (có đăng ký mã ngành nghề "Dịch vụ lưu trú ngắn ngày có mã ngành 155 và "Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch" có mã nganh N79).
Tổng cục Thuế yêu cầu các Cục thuế xây dựng chuyên đề thanh tra, kiểm tra trong năm 2023 đối với các doanh nghiệp có kết quả đánh giá rủi ro cao, tập trung thanh tra, kiểm tra dác doanh nghiệp kinh doanh các gói "sở hữu kỳ nghỉ du lịch" để làm rõ các hành vi vi phạm về thuế và xử lý kịp thời theo quy định và báo cáo kết quả chuyên đề trước ngày 31/1/2024.
Quy trình kiểm tra thuế mới nhất 2023 thực hiện thế nào?
Ngày 14/7/2023, Tổng cục Thuế ban hành Quyết định 970/QĐ-TCT thay mới Quy trình kiểm tra thuế.
Theo đó, đối với việc lựa chọn doanh nghiệp để đưa vào kế hoạch thanh tra tại trụ sở doanh nghiệp sẽ căn cứ theo kết quả xếp hạng rủi ro từ cao xuống và kết hợp xem xét lựa chọn doanh nghiệp đã quá 05 năm chưa thanh tra, kiểm tra thuế.
Việc kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế sẽ bao gồm 02 giai đoạn, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
- Ban hành Quyết định kiểm tra
- Quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế phải được gửi cho người nộp thuế chậm nhất là 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định.
Trường hợp cơ quan thuế hoặc bộ phận không trực tiếp quản lý người nộp thuế thực hiện kiểm tra thì gửi 01 bản cho cơ quan thuế hoặc bộ phận trực tiếp quản lý người nộp thuế làm đầu mối chuyển cho các bộ phận có liên quan.
- Trước khi công bố Quyết định kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra phải phân công các thành viên trong đoàn thực hiện kiểm tra từng phần việc theo nội dung ghi trong Quyết định kiểm tra theo mẫu số 07/QTKT ban hành kèm theo quy trình kiểm tra thuế.
- Bãi bỏ Quyết định kiểm tra; hoãn kiểm tra; tạm dừng kiểm tra; điều chỉnh quyết định kiểm tra khi chứng minh được đã số thuế khai là đúng và nộp đủ số tiền thuế phải nộp.
- Trường hợp người nộp thuế vẫn đang hoạt động kinh doanh bình thường vẫn thực hiện kê khai thuế, khi cơ quan thuế ban hành Quyết định kiểm tra nhưng người nộp thuế không nhận Quyết định kiểm tra, hoặc cố tình trốn tránh không chấp hành Quyết định kiểm tra thì đoàn kiểm tra thực hiện lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;
Trên cơ sở biên bản vi phạm hành chính về việc người nộp thuế không chấp hành kiểm tra thuế, đoàn kiểm tra báo cáo Người ban hành Quyết định kiểm tra để xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp quản lý thuế (nếu có) và thực hiện các bước ấn định thuế theo quy định tại Điều 14, Điều 15, Điều 16 Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Biên bản vi phạm hành chính được lập, nếu người vi phạm, đại diện đơn vị vi phạm không có mặt hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã, phường nơi xảy ra vi phạm hoặc của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận.
Trường hợp không có sự xác nhận của chính quyền hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Giai đoạn 2: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế:
- Công bố Quyết định kiểm tra thuế
- Thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế.
- Lập biên bản kiểm tra thuế.
- Xử lý kết quả kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế.
- Ghi nhật ký kiểm tra.
- Giám sát đoàn kiểm tra.
- Theo dõi, đôn đốc thực hiện kết quả sau kiểm tra.
- Trường hợp cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan thuế, người nộp thuế đáp ứng được yêu cầu làm việc theo phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến thì đoàn kiểm tra và người nộp thuế có thể thực hiện kiểm tra bằng phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến hoặc kết hợp các phương thức làm việc trong kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế (làm việc trực tiếp tại trụ sở người nộp thuế, làm việc theo phương thức điện tử, làm việc trực tuyến).
Khuyến khích đoàn kiểm tra và người nộp thuế làm việc theo phương thức giao dịch điện tử, làm việc trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?