Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN có vốn điều lệ ra sao?
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu?
Căn cứ thông tin tại Cổng TTĐT Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh có địa chỉ tại 35 Tôn Đức Thắng - Phường Bến nghé - Quận 1 - Thành phố Hồ Chí Minh.
Cụ thể, tổng quan về Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Tổng công ty Điện lực TP.Hồ Chí Minh (EVNHCMC) là một trong 5 Tổng công ty phân phối điện thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), nhiệm vụ chính là phân phối điện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên tiếng Việt: Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tên tiếng Anh: HOCHIMINH CITY POWER CORPORATION.
- Tên viết tắt: EVNHCMC
- Điện thoại: (84.8) 2220 1177 - 2220 1188 - 2220 1199 Fax:(84.8) 2220 1155 - 2220 1166
- Tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900.54.54.54
- Email: [email protected]
- Website: https://www.evnhcmc.vn - https://cskh.evnhcmc.vn
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Sở Quản lý và Phân phối Điện Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 7 tháng 8 năm 1976 là một đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực Miền Nam (sau này là Công ty Điện lực 2) - Bộ Điện và Than, bao gồm 07 Phòng, 05 khu khai thác điện và 02 Đội với tổng số lượng dưới 1000 cán bộ công nhân viên, hoạt động theo chế độ hạch toán kinh tế phụ thuộc, có chức năng quản lý, phân phối, kinh doanh, cải tạo và phát triển lưới điện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 09/05/1981 Bộ Điện lực đổi tên các Cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Điện lực: Công ty Điện lực Miền Nam thành Công ty Điện lực 2 và Sở Quản lý và Phân phối Điện Thành phố Hồ Chí Minh đổi thành Sở Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 08/7/1995 Bộ Năng Lượng quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam).
Hiện nay, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh gồm 15 Công ty Điện lực trực thuộc, 4 công ty thành viên, 2 Ban Quản lý và 2 trung tâm với gần 7.400 CNVC-LĐ.
Nguồn: https://www.evnhcmc.vn/Tct/GioiThieu/tongquan
Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN có vốn điều lệ ra sao? (Hình từ Internet)
Vốn điều lệ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN đến hết năm 2018 là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về vốn điều lệ của EVN như sau:
Vốn điều lệ của EVN
1. Vốn điều lệ của EVN đến hết năm 2018 là 205.390 tỷ đồng (hai trăm lẻ năm nghìn, ba trăm chín mươi tỷ đồng),
2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vốn điều lệ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam đến hết năm 2018 là 205.390 tỷ đồng.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP quy định về ngành, nghề kinh doanh như sau:
Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
...
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện;
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
b) Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính:
- Chế tạo thiết bị điện, đầu tư kinh doanh cơ khí điện lực;
- Xây lắp các công trình điện;
- Dịch vụ tự động hóa và điều khiển; kinh doanh các dịch vụ công nghệ thông tin (nghiên cứu, phát triển, triển khai, tư vấn và đào tạo) trong và ngoài nước, quản lý hệ thống viễn thông dùng riêng;
- Xuất nhập khẩu nhiên liệu, nguyên vật liệu, vật tư thiết bị ngành điện;
- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; sản xuất vật liệu xây dựng, vật liệu cách điện, vật liệu cách nhiệt, trang bị bảo hộ lao động;
- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán và giám sát thi công công trình viễn thông - công nghệ thông tin, các công trình công nghiệp và dân dụng;
- Đầu tư tài chính và kinh doanh vốn mà Nhà nước giao cho EVN đối với các công trình điện;
- Đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác đào tạo lao động với nước ngoài;
- Cho thuê văn phòng (hoạt động kinh doanh tại trụ sở EVN, số 11 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội).
c) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, EVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Theo đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề chính và những ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính được quy định nêu trên.
Tùy thuộc vào từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, EVN có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu nhà nước chấp thuận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?
- Quyết định thi hành án treo cần phải ghi rõ những nội dung nào? Cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm gì?
- Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu bảng kê sản phẩm gỗ xuất khẩu tại đâu?
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý chi phí đầu tư xây dựng ở giai đoạn nào? Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng được ước tính ra sao?
- Bộ luật Tố tụng dân sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng dân sự?