Tòa án xử lý tiền tạm ứng án phí đối với phần tài sản mà đương sự rút yêu cầu khởi kiện một phần như thế nào?
- Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán sẽ hỏi đương sự những vấn đề nào?
- Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp rút yêu cầu khởi kiện như thế nào?
- Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu được quy định như thế nào?
- Quy định việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự?
- Xử lý tiền tạm ứng án phí đối với phần tài sản mà đương sự rút yêu cầu khởi kiện một phần như thế nào?
Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán sẽ hỏi đương sự những vấn đề nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
- Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
- Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
- Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
- Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
- Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp rút yêu cầu khởi kiện như thế nào?
Căn cứ điểm c khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
- Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây: Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
- Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau: Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn;
- Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Xử lý tiền tạm ứng án phí đối với phần tài sản mà đương sự rút yêu cầu khởi kiện một phần như thế nào?
Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc xem xét thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu như sau:
“Điều 244. Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.
2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.”
Như vậy, Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định việc đương sự rút một phần yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa thì được xử lý như thế nào mà chỉ quy định việc đương sự rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện tại điểm a khoản 2 Điều 210, điểm c khoản 1, điêm c khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 217, Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Cụ thể, trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.
Quy định việc ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự?
Căn cứ Điều 212 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định việc công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:
“Điều 212. Ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự
1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.”
Xử lý tiền tạm ứng án phí đối với phần tài sản mà đương sự rút yêu cầu khởi kiện một phần như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 10 Mục IV Công văn 02/TANDTC-PC năm 2021 trả lời trường hợp này như sau: Việc A rút yêu cầu đối với 20 chỉ vàng phải được ghi nhận vào Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải. Tòa án căn cứ Điều 212 của Bộ luật Tố tụng dân sự ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Về án phí, theo quy định tại khoản 7 Điều 26 của Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 thì các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.
Do vậy, các đương sự phải chịu 50% mức án phí đối với số tiền 10.000.000 đồng, khoản tiền tạm ứng án phí đã nộp đối với yêu cầu trả 20 chỉ vàng thì đương sự không phải chịu án phí nên sẽ được hoàn trả lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức tổ chức họp báo cho báo chí của Bộ Công thương mấy tháng một lần? Do ai chủ trì thực hiện?
- Hành vi hành chính của cơ quan nào bị khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án cấp tỉnh?
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?