Tòa án nhân dân tối cao chỉ thị phổ biến nội dung Nghị quyết 63/2022/QH15 đến các Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án?
Ngày 15/5/2023, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị 02/CT-CA năm 2023 về thi hành Nghị quyết 63/2022/QH15.
Tòa án nhân dân cấp cao chỉ thị phổ biến nội dung Nghị quyết 63/2022/QH15 đến các Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án?
Tại Chỉ thị 02/CT-CA năm 2023 đã nêu rõ, để phối hợp thực hiện Nghị quyết 63/2022/QH15 nêu trên của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án các Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao thực hiện một số nội dung sau đây:
- Một là tổ chức phổ biến toàn bộ nội dung Nghị quyết 63/2022/QH15 tới Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án thuộc phạm vi quản lý; quán triệt việc tiếp tục áp dụng quy định của Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân.
- Hai là tích cực, chủ động và đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp về nợ xấu theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao để được giải đáp.
- Ba là chủ động, thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đúng các quy định, hướng dẫn của văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án các Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao sau khi nhận được Công văn này, thông báo cho các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cơ quan, đơn vị mình và Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để biết và thực hiện.
Chỉ thị 02/CT-CA năm 2023 mới ra về việc thi hành Nghị quyết 63/2022/QH15 đã có những nội dung gì được đề cập?(Hình từ internet)
Nghị quyết 63/2022/QH15, Quốc Hội thông qua bao nhiêu Luật tại Kỳ họp thứ 3 năm 2022?
Căn cứ Nghị quyết 63/2022/QH15 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã xem xét, quyết định các nội dung sau đây:
- Thông qua 05 luật:
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ,
+ Luật Kinh doanh bảo hiểm,
+ Luật Điện ảnh,
+ Luật Thi đua, khen thưởng
+ Luật Cảnh sát cơ động.
*Quốc Hội thông qua 17 Nghị quyết tại Kỳ họp thứ 3 năm 2022
Tại Nghị quyết 63/2022/QH15 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã xem xét, quyết định các nội dung sau đây:
- Thông qua 17 nghị quyết:
+ Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022;
+ Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Khánh Hòa;
+ Nghị quyết về thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam;
+ Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023;
+ Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”;
+ Nghị quyết thành lập Đoàn giám sát chuyên đề về “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”;
+ Nghị quyết về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030;
+ Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV;
+ Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020;
+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội;
+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1;
+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1;
+ Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng giai đoạn 1;
+ Nghị quyết bãi nhiệm đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Nguyễn Thanh Long;
+ Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc cách chức Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Thanh Long
+ Nghị quyết Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV.
Có bao nhiêu Dự án Luật được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 năm 2022 của Quốc Hội?
Căn cứ Nghị quyết 63/2022/QH15 tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã xem xét, quyết định các nội dung sau đây:
- Cho ý kiến về các dự án luật:
+ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi);
+ Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi);
+ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;
+ Luật Thanh tra (sửa đổi);
+ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện
+ Luật Dầu khí (sửa đổi).
Như vậy, có 06 dự án luật được cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 3 năm 2022 tại Nghị quyết 63/2022/QH15.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?