Tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký cư trú tại Hà Nội? Tải tờ khai tại đâu?
- Tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký cư trú tại Hà Nội được quy định như thế nào?
- Diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
- Đối tượng áp dụng quy định về diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội bao gồm những đối tượng nào?
- Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND?
Tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký cư trú tại Hà Nội được quy định như thế nào?
Tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký cư trú tại Hà Nội được quy định tại mẫu ban hành kèm theo Công văn triển khai thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội.
Tải tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp tại đây.
Tờ khai xác nhận tình trạng chỗ ở hợp pháp, diện tích nhà ở tối thiểu để đăng ký cư trú tại Hà Nội được quy định như thế nào?
Diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội được quy định như thế nào?
Ngày 6/7/2023, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại Thành phố Hà Nội.
Theo đó, tại Điều 2 Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội như sau:
Quy định diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội:
- Đối với khu vực ngoại thành là 8m2/sàn/người.
- Đối với khu vực nội thành là 15m2/sàn/người.
- Diện tích nhà ở tối thiểu tại quy định này là diện tích được tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.
Như vậy, theo quy định trên, diện tích nhà ở tối thiểu khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội bao gồm:
+ Đối với khu vực ngoại thành là 8m2/sàn/người;
+ Đối với khu vực nội thành là 15m2/sàn/người;
+ Diện tích nhà ở tối thiểu tại quy định này là diện tích được tính theo m2 sàn nhà cho một người thuê, mượn, ở nhờ.
Đối tượng áp dụng quy định về diện tích tối thiểu nhà ở khi giải quyết đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ tại thành phố Hà Nội bao gồm những đối tượng nào?
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về đối tượng áp dụng như sau:
- Công dân Việt Nam đăng ký thường trú vào chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ trên địa bàn thành phố Hà Nội trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020;
- Cơ quan đăng ký cư trú trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Ủy ban nhân dân các cấp;
- Tổ chức, cá nhân sở hữu chỗ ở hợp pháp cho thuê, mượn, ở nhờ.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về phạm vi điều chỉnh như sau:
Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về diện tích nhà ở tối thiểu để được giải quyết đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ áp dụng trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến hết năm 2030.
Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm gì trong việc thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND?
Tại Điều 3 Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND quy định về việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND như sau:
Tổ chức thực hiện:
1. Giao Ủy ban nhân dân Thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định; trong quá trình thực hiện có rà soát, đánh giá các tác động báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp thực tế phát triển của Thành phố.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố phối hợp tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Theo đó, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội giao Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND theo chức năng, quyền hạn được pháp luật quy định; trong quá trình thực hiện có rà soát, đánh giá các tác động báo cáo Hội đồng nhân dân Thành phố điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp thực tế phát triển của Thành phố.
Bên cạnh đó, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND.
Ngoài ra, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội còn đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố phối hợp tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong Nhân dân và tham gia giám sát việc thực hiện Nghị quyết 10/2023/NQ-HĐND.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi thực hiện kiểm kê tài nguyên nước như thế nào? Kinh phí kiểm kê tài nguyên nước được bố trí từ nguồn nào?
- Kế toán trưởng cơ quan công đoàn là ai? Kế toán trưởng cơ quan công đoàn có được tham gia Ủy ban kiểm tra công đoàn?
- Thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo Nghị định 175? Cơ sở áp dụng hình thức Ban quản lý dự án?
- Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 20/12/2024 như thế nào?
- Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thế nào? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ra sao?