Tổ chuyên trách của Hội đồng tiêu hủy tiền được tổ chức thành bao nhiêu tổ và có trách nhiệm ra sao?
Tổ chuyên trách của Hội đồng tiêu hủy tiền được tổ chức thành bao nhiêu tổ và có trách nhiệm ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-NHNN có nội dung:
Hội đồng tiêu hủy
...
2. Giúp việc Hội đồng tiêu hủy gồm có các tổ chuyên trách; tại từng cụm tiêu hủy được tổ chức thành 04 (bốn) tổ theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.
Tại Điều 10 Thông tư 03/2020/TT-NHNN có quy định:
Nhiệm vụ của các tổ chuyên trách
1. Tổ giao nhận và bảo quản tiền tiêu hủy (sau đây gọi là Tổ 1): Tiếp nhận các loại tiền tiêu hủy từ Kho tiền Trung ương để bảo quản trong kho tiền tiêu hủy; xuất giao cho Tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy và Tổ cắt hủy tiền; bảo quản tiền do các tổ chuyên trách gửi lại; nhập kho tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông chọn ra từ kiểm đếm tiền tiêu hủy.
2. Tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy (sau đây gọi là Tổ 2): Nhận tiền từ Tổ 1, thực hiện kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận và xử lý thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi giao sang Tổ cắt hủy tiền; kiêm đếm tờ (miếng) trong trường hợp bó (túi) tiền thừa hoặc thiếu thếp, các bó (túi) tiền niêm phong, đóng gói không đúng quy cách phát hiện trong quá trình giao nhận.
3. Tổ cắt hủy tiền (sau đây gọi là Tổ 3): Thực hiện cắt hủy số tiền nhận từ Tổ 1 và Tổ 2 bằng thiết bị chuyên dùng và thu hồi phế liệu đã được cắt hủy.
4. Tổ tổng hợp (sau đây gọi là Tổ 4): Thực hiện các công việc hành chính, kế toán, thống kê; theo dõi việc nhập, xuất phế liệu tiền tiêu hủy; đề xuất nhu cầu mua sắm vật tư, vật liệu phục vụ công tác tiêu hủy tiền.
5. Mỗi tổ chuyên trách có Tổ trưởng và Tổ phó giúp việc do Phó Chủ tịch phụ trách cụm tiêu hủy xem xét, quyết định.
Như vậy, Tổ chuyên trách của Hội đồng tiêu hủy tiền được tổ chức thành 04 tổ bao gồm:
+ Tổ giao nhận và bảo quản tiền tiêu hủy (sau đây gọi là Tổ 1)
+ Tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy (sau đây gọi là Tổ 2)
+ Tổ cắt hủy tiền (sau đây gọi là Tổ 3)
+ Tổ tổng hợp (sau đây gọi là Tổ 4)
Theo đó, mỗi tổ chuyên trách có nhiệm vụ sau:
Tổ 1: Tiếp nhận các loại tiền tiêu hủy từ Kho tiền Trung ương để bảo quản trong kho tiền tiêu hủy; xuất giao cho Tổ kiểm đếm tiền tiêu hủy và Tổ cắt hủy tiền; bảo quản tiền do các tổ chuyên trách gửi lại; nhập kho tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông chọn ra từ kiểm đếm tiền tiêu hủy.
Tổ 2: Nhận tiền từ Tổ 1, thực hiện kiểm đếm tờ (miếng) số tiền đã nhận và xử lý thừa, thiếu, tiền lẫn loại, tiền giả, tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông trước khi giao sang Tổ cắt hủy tiền; kiêm đếm tờ (miếng) trong trường hợp bó (túi) tiền thừa hoặc thiếu thếp, các bó (túi) tiền niêm phong, đóng gói không đúng quy cách phát hiện trong quá trình giao nhận.
Tổ 3: Thực hiện cắt hủy số tiền nhận từ Tổ 1 và Tổ 2 bằng thiết bị chuyên dùng và thu hồi phế liệu đã được cắt hủy.
Tổ 4: Thực hiện các công việc hành chính, kế toán, thống kê; theo dõi việc nhập, xuất phế liệu tiền tiêu hủy; đề xuất nhu cầu mua sắm vật tư, vật liệu phục vụ công tác tiêu hủy tiền.
Tổ chuyên trách của Hội đồng tiêu hủy tiền được tổ chức thành bao nhiêu tổ và có trách nhiệm ra sao? (Hình ảnh từ Internet)
Hội đồng tiêu hủy tiền bao gồm những thành viên nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-NHNN thì hàng năm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng tiêu hủy, thành phần gồm:
(1) Chủ tịch: Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ;
(2) 01 (một) Phó Chủ tịch thường trực: Phó Cục trưởng Cục Phát hành và Kho quỹ trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Bắc;
(3) 01 (một) Phó Chủ tịch là Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính – Kế toán;
(4) 01 (một) Phó Chủ tịch là Chi cục trưởng Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách Cụm tiêu hủy phía Nam;
(5) Các ủy viên gồm một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Cục Phát hành và Kho quỹ; Phó Chi cục trưởng, một số Trưởng phòng và/hoặc Phó trưởng phòng của Chi cục Phát hành và Kho quỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có một ủy viên kiêm thư ký Hội đồng tiêu hủy và hai ủy viên kiêm thư ký tại Cụm tiêu hủy phía Bắc và Cụm tiêu hủy phía Nam.
Tổ giúp việc Hội đồng giám sát tiêu hủy tiền bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 19/2023/TT-NHNN thì:
- Tổ giúp việc gồm các công chức của Ngân hàng Nhà nước được trưng tập theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng giám sát.
- Thành phần Tổ giúp việc bao gồm:
+ Cụm giám sát tiêu hủy phía Bắc: trưng tập các công chức thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ, Cục Quản trị, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hà Nội;
+ Cụm giám sát tiêu hủy phía Nam: trưng tập các công chức thuộc Chi cục Quản trị tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh;
+ Giám sát tiêu hủy tiền in, đúc hỏng: trưng tập các công chức thuộc Vụ Kiểm toán nội bộ, Cục Quản trị.
- Công chức tham gia Tổ giúp việc phải có đủ phẩm chất, đạo đức, phải nghiên cứu, nắm rõ các quy định, quy trình nghiệp vụ về tiêu hủy tiền, giám sát tiêu hủy tiền. Căn cứ phương án huy động, trưng tập công chức được Thống đốc phê duyệt và văn bản đề nghị của Chủ tịch Hội đồng giám sát, Thủ trưởng đơn vị có công chức được trưng tập gửi Chủ tịch Hội đồng giám sát danh sách công chức tham gia Tổ giúp việc theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-NHNN.
- Căn cứ nhiệm vụ giám sát, Tổ giúp việc được bố trí thành các tổ chuyên môn, gồm: Tổ giám sát chung, Tổ giám sát kiểm đếm, Tổ giám sát cắt hủy. Trong mỗi tổ có Tổ trưởng, Tổ phó và các thành viên (nếu cần).
Thông tư 19/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 11/02/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?