Tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm gì trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt?
- Tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm gì trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt?
- Công ty quản lý tài sản sẽ có trách nhiệm gì trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng?
- Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước sẽ có trách nhiệm gì trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng?
Tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm gì trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt?
Căn cứ vào Điều 16 Thông tư 15/2022/TT-NHNN quy định về trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt như sau:
- Cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác cho Ngân hàng Nhà nước các hồ sơ, tài liệu về việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, hợp pháp của các hồ sơ, tài liệu đã cung cấp.
-Trong thời gian đề nghị vay tái cấp vốn, đề nghị gia hạn vay tái cấp vốn, trường hợp không còn nhu cầu vay tái cấp vốn, gia hạn vay tái cấp vốn, tổ chức tín dụng có văn bản báo cáo kịp thời Ngân hàng Nhà nước (qua Bộ phận tiếp nhận và Trả kết quả) để Ngân hàng Nhà nước dừng xem xét, xử lý tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn.
- Thực hiện ký hợp đồng tái cấp vốn với Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
- Trả nợ vay tái cấp vốn theo quy định tại Thông tư này và hợp đồng tái cấp vốn.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày trả nợ vay tái cấp vốn trước hạn theo quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều 12 Thông tư này, báo cáo theo Phụ lục số 07 ban hành kèm theo Thông tư này gửi Ngân hàng Nhà nước.
- Thực hiện các trách nhiệm quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó, tổ chức tín dụng sẽ có những trách nhiệm như cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho ngân hàng nhà nước; ký hợp đồng tái cấp vốn với cơ quan có thẩm quyền; trả nợ tái cấp vốn theo đúng hạn.
Tổ chức tín dụng phải có trách nhiệm gì trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt?
Công ty quản lý tài sản sẽ có trách nhiệm gì trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng?
Căn cứ vào Điều 17 Thông tư 15/2022/TT-NHNN quy định như sau:
Trách nhiệm của Công ty Quản lý tài sản
1. Có ý kiến về việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Thông tư này.
2. Theo dõi các trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở danh mục trái phiếu đặc biệt do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước gửi theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 18 Thông tư này; cung cấp cho Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước các thông tin để theo dõi các trường hợp trả trước hạn nợ vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
3. Thực hiện quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12, điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư này.
4. Đầu mối phối hợp với tổ chức tín dụng và các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp xử lý nợ, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu được mua bằng trái phiếu đặc biệt để trả nợ vay tái cấp vốn của tổ chức tín dụng cho Ngân hàng Nhà nước.
5. Thông báo bằng văn bản cho Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp: Công ty Quản lý tài sản đơn phương chấm dứt hợp đồng mua, bán nợ bằng trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn; trái phiếu đặc biệt đang làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn đến hạn thanh toán hoặc không còn đủ điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này.
Theo đó, công ty quản lý tài sản sẽ có trách nhiệm thực hiện những công việc nêu trên trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng.
Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước sẽ có trách nhiệm gì trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 18 Thông tư 15/2022/NHNN quy định về trách nhiệm của Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước trong việc vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của tổ chức tín dụng như sau:
- Có ý kiến về việc tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Thông tư 15/2022/NHNN;
- Ký hợp đồng tái cấp vốn, thực hiện phong tỏa trái phiếu đặc biệt làm cơ sở tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn, giải ngân, gia hạn, thu hồi nợ tái cấp vốn theo quy định tại Thông tư này, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt đối với tổ chức tín dụng và quy định của pháp luật có liên quan;
- Thực hiện các biện pháp quy định tại điểm a, b khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 13 Thông tư 15/2022/NHNN;
- Ngừng phong tỏa toàn bộ trái phiếu đặc biệt trong Bảng kê trái phiếu đặc biệt kèm theo Quyết định tái cấp vốn, Quyết định gia hạn tái cấp vốn sau khi tổ chức tín dụng đã trả hết nợ gốc, lãi của khoản vay tái cấp vốn. Ngừng phong tỏa trái phiếu đặc biệt tương ứng sau khi tổ chức tín dụng đã trả nợ (gốc và lãi) vay tái cấp vốn với trái phiếu đặc biệt theo quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều 12 Thông tư 15/2022/NHNN;
- Gửi Công ty Quản lý tài sản danh mục trái phiếu đặc biệt đã được phong tỏa, ngừng phong tỏa trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phong tỏa, ngừng phong tỏa trái phiếu đặc biệt; Thông báo bằng văn bản cho Công ty Quản lý tài sản về việc tổ chức tín dụng không trả nợ vay tái cấp vốn theo quy định tại điểm b, c, đ, e khoản 3 Điều 12 Thông tư này để Công ty Quản lý tài sản thực hiện quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 13 Thông tư 15/2022/NHNN;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo của tháng có dư nợ hoặc phát sinh thay đổi về khoản tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, đồng thời gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ số liệu tái cấp vốn theo Phụ lục số 08 ban hành kèm theo Thông tư 15/2022/NHNN.
Thông tư 15/2022/NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 17/01/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?