Tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ được quy định như thế nào trong Dự thảo mới nhất về chợ?
- Ban quản lý chợ là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chợ được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ bao gồm những gì?
- Nội quy chợ theo quy định của dự thảo mới gồm những gì?
- Điểm kinh doanh tại chợ được quy định như thế nào?
- Các quy định của dự thảo mới về hoạt động kinh doanh tại chợ ra sao?
Ban quản lý chợ là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chợ được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ thì ban quản lý chợ là đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của ban quản lý chợ được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8 Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ như sau:
- Ban quản lý chợ có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật và quản lý hoạt động trong phạm vi chợ của một hoặc một số chợ.
+ Thực hiện ký hợp đồng với thương nhân về thuê, sử dụng điểm kinh doanh; tổ chức thu, nộp tiền thuê, sử dụng điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và các dịch vụ tại chợ theo quy định.
+ Tổ chức bảo đảm công tác phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
+ Xây dựng Nội quy của chợ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức thực hiện Nội quy chợ và xử lý các vi phạm về Nội quy chợ.
+ Điều hành chợ hoạt động và tổ chức phát triển các hoạt động tại chợ.
+ Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo định kỳ cho các cơ quan quản lý nhà nước và các nội dung khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định.
+ Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
- Đối với các chợ chưa được quản lý theo một trong ba hình thức Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp/hợp tác xã quản lý chợ, căn cứ đặc điểm, tình hình địa phương và đặc thù từng chợ, Ủy ban nhân dân tỉnh có lộ trình thành lập Ban quản lý chợ hoặc giao bổ sung nhiệm vụ cho các Ban quản lý chợ đã được thành lập.
Tổ chức quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ được quy định như thế nào trong dự thảo mới nhất về chợ?
Trách nhiệm của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ bao gồm những gì?
Theo Điều 9 Dự thảo Nghị định phát triển và quản lý chợ thì doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định dưới đây:
- Tổ chức kinh doanh các dịch vụ phục vụ hoạt động của chợ.
- Bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự và an toàn thực phẩm trong phạm vi chợ.
- Xây dựng Nội quy chợ theo quy định tại Điều 11 Nghị định này để trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt theo phân cấp quản lý chợ; tổ chức điều hành chợ hoạt động theo Nội quy chợ và xử lý các vi phạm quy định tại Nội quy chợ.
- Bố trí, sắp xếp các khu vực kinh doanh bảo đảm các yêu cầu về trật tự, vệ sinh, văn minh thương mại và phù hợp với hợp đồng đã ký với thương nhân kinh doanh tại chợ.
- Ký và thực hiện hợp đồng với các thương nhân về việc thuê, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và các dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện cải tạo, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng chợ đảm bảo cơ sở vật chất tại chợ khang trang, đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy, mỹ quan đô thị, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm.
- Tổ chức thông tin kinh tế, phổ biến chính sách, quy định của pháp luật và nghĩa vụ đối với Nhà nước của thương nhân kinh doanh tại chợ theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
- Phối hợp với cơ quan có chức năng trong việc thực hiện các quy định về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm.
- Tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chợ và báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Nội quy chợ theo quy định của dự thảo mới gồm những gì?
Theo Điều 10 Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ thì tất cả các chợ đều phải có Nội quy chợ để áp dụng trong phạm vi chợ. Nội quy chợ bao gồm những nội dung chính sau đây:
+ Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh tại chợ.
+ Quy định về hàng hoá, dịch vụ kinh doanh tại chợ.
+ Quy định về người đến giao dịch, mua bán tại chợ.
+ Quy định về bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy.
+ Quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại chợ.
+ Quy định về bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.
+ Yêu cầu về xây dựng chợ văn minh thương mại.
+ Yêu cầu về tổ chức, tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội tại chợ.
+ Xử lý vi phạm quy định về nội quy chợ.
- Nội quy chợ phải được niêm yết công khai, rõ ràng trong phạm vi chợ và phải được phổ biến đến thương nhân kinh doanh tại chợ.
- Tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và các dịch vụ trong phạm vi chợ phải chấp hành quy định của pháp luật và Nội quy chợ.
- Căn cứ vào Khoản 1 Điều này, quy định hiện hành của pháp luật, tình hình thực tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định các điều khoản cụ thể về Nội quy chợ.
Điểm kinh doanh tại chợ được quy định như thế nào?
Điểm kinh doanh tại chợ được quy định tại Điều 11 Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ như sau:
- Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm những loại sau:
+ Loại giao cho thương nhân sử dụng kinh doanh trong trường hợp có hợp đồng góp vốn ứng trước để đầu tư xây dựng chợ hoặc trả tiền sử dụng một lần trong một thời hạn nhất định sau khi chợ được xây dựng xong.
+ Loại cho thương nhân thuê để kinh doanh.
- Ban Quản lý chợ hoặc doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ phải:
+ Lập phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ, trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện bố trí, sắp xếp thương nhân theo Điểm a Khoản 1 Điều này vào kinh doanh theo phương án đã được phê duyệt (không qua đấu giá); thực hiện đấu giá khi số lượng thương nhân đăng ký thuê theo Điểm b Khoản 1 Điều này vượt quá số lượng điểm kinh doanh hiện có. Việc tổ chức đấu giá thuê điểm kinh doanh áp dụng đối với chợ có sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.
+ Ký hợp đồng với thương nhân sử dụng hoặc thuê địa điểm kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định: việc sử dụng hoặc thuê, thời hạn và các biện pháp quản lý địa điểm kinh doanh tại chợ.
- Nội dung về thời hạn sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ phải được thể hiện bằng văn bản (hợp đồng) giữa Ban quản lý hoặc doanh nghiệp/hợp tác xã quản lý, kinh doanh chợ với thương nhân kinh doanh tại chợ. Thời hạn sử dụng hoặc thuê điểm kinh doanh tại chợ của thương nhân không vượt quá thời hạn do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và pháp luật hiện hành về đất đai, đầu tư, xây dựng.
Các quy định của dự thảo mới về hoạt động kinh doanh tại chợ ra sao?
Hoạt động kinh doanh tại chợ được quy định cụ thể tại Điều 12 Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ như sau:
- Thương nhân có có hợp đồng sử dụng hoặc hợp đồng thuê điểm kinh doanh tại chợ với Ban Quản lý chợ hoặc với doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ thì được quyền hoạt động kinh doanh.
- Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện theo phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh của chợ.
- Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật phải nghiêm chỉnh thực hiện Nội quy chợ và chịu sự quản lý của Ban Quản lý chợ hoặc của doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh khai thác và quản lý chợ.
- Thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng và có sự chấp thuận của đơn vị quản lý, kinh doanh chợ.
- Những người kinh doanh không thường xuyên được bố trí bán hàng trong chợ ở khu vực riêng và phải chấp hành Nội quy chợ.
- Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ là:
+ Hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục pháp luật cấm kinh doanh;
+ Đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hạn chế kinh doanh.
- Các vi phạm Nội quy chợ do Ban quản lý chợ hoặc doanh nghiệp/hợp tác xã kinh doanh khai thác chợ xử lý theo quy định về Nội quy chợ
Tải về văn bản Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý chợ tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?
- Quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như thế nào? Trường hợp chủ sở hữu súc vật không phải bồi thường thiệt hại?