Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo đề xuất mới không?
Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện không?
Đề xuất tại Điều 36 Dự thảo 2 Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác về đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh như sau:
Đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; thông báo địa điểm kinh doanh (Bổ sung)
1. Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài; có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
2. Trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong nước, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân đặt chi nhánh, văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:
a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Bản sao quyết định thành lập và bản sao biên bản họp về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân; số định danh của cá nhân hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân và nêu rõ lý do.
4. Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
5. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo như đề xuất trên, tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài; có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện? (Hình ảnh từ Internet)
Quy tắc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh?
Quy tắc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh được đề xuất tại Điều 32 Dự thảo 2 Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác, cụ thể:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân không được sử dụng cụm từ “hợp tác xã”, “liên hiệp hợp tác xã”, “liên đoàn hợp tác xã”.
Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân?
Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Theo đề xuất tại Điều 35 Dự thảo 2 Luật Các tổ chức kinh tế hợp tác, dấu của chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân sẽ do tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ hoặc quy chế do tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân có dấu ban hành. Tổ chức kinh tế hợp tác có tư cách pháp nhân sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình mới nhất theo Nghị định 175? Tải mẫu Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình?
- Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên Đán 2025? Bài tuyên truyền về an toàn giao thông trong trường học?
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?