Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ chối cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong trường hợp nào?
- Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có quyền lợi gì?
- Cá nhân khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho mục đích rửa tiền có vi phạm pháp luật không?
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ chối cung cấp dịch vụ này cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong trường hợp nào?
Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có quyền lợi gì?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán có quyền:
- Được lựa chọn sử dụng dịch vụ thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Được thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán về quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ thanh toán phù hợp với các quy định của pháp luật.
- Được yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp thông tin về việc thực hiện các dịch vụ thanh toán theo thỏa thuận với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
- Được khiếu nại và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán bồi thường thiệt hại khi: tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện giao dịch thanh toán chậm so với thỏa thuận, không thực hiện giao dịch thanh toán hoặc thực hiện giao dịch thanh toán không khớp đúng với lệnh thanh toán, thu phí dịch vụ thanh toán không đúng loại phí hoặc mức phí mà tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã công bố và các vi phạm khác trong thỏa thuận.
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ chối cung cấp dịch vụ cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Cá nhân khi sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho mục đích rửa tiền có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán
1. Thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện, quy trình đối với các dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này và theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp.
4. Tự bảo vệ các bí mật thông tin tài khoản, giao dịch của cá nhân do mình quản lý để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán; thông báo kịp thời cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch thanh toán hoặc nghi ngờ thông tin giao dịch bị lợi dụng.
5. Không được sử dụng các dịch vụ thanh toán cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, lừa đảo, gian lận hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.
6. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên cá nhân khi sử dụng dịch vụ thanh toán cho mục đích rửa tiền là hành vi mà pháp luật cấm.
Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ chối cung cấp dịch vụ này cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 46/2014/TT-NHNN quy định:
Quyền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
1. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan và thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận phù hợp với quy định pháp luật trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán.
2. Từ chối cung cấp dịch vụ thanh toán cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán trong các trường hợp sau:
a) Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khi thực hiện dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này hoặc vi phạm các thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán;
b) Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có bằng chứng về việc giao dịch thanh toán nhằm rửa tiền, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
3. Yêu cầu tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
4. Được quyền thu phí khi cung ứng các dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật.
5. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy theo quy định trên tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt từ chối cung cấp dịch vụ này cho tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong các trường hợp sau:
- Tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khi thực hiện dịch vụ thanh toán hoặc vi phạm các thỏa thuận giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán;
- Khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có bằng chứng về việc giao dịch thanh toán nhằm rửa tiền, tài trợ khủng bố theo quy định của pháp luật về phòng chống rửa tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng tiêu dùng nội bộ không phải xuất hóa đơn trong trường hợp nào? Hàng tiêu dùng nội bộ có được sử dụng hóa đơn điện tử không?
- Việc xây dựng bảng giá đất lần đầu để công bố và áp dụng từ ngày tháng năm nào theo Nghị định 71?
- Hương ước quy ước được thể hiện dưới hình thức nào? Hương ước quy ước thông qua khi nào theo quy định?
- Nhà thầu có được hưởng ưu đãi khi sử dụng số lượng lao động là người dân tộc thiểu số từ 25% trở lên hay không?
- Công ty không có nội quy lao động thì có bị xử phạt hay không theo quy định của Bộ luật Lao động?