Tổ chức BRICS là gì và bao gồm những quốc gia nào? Cơ quan nào có nhiệm vụ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước?
Tổ chức BRICS là gì và bao gồm những quốc gia nào? Cơ quan nào có nhiệm vụ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước?
Tổ chức BRICS là một tổ chức hợp tác kinh tế và chính trị được thành lập để thúc đẩy sự phát triển và hợp tác giữa một số quốc gia mới nổi hàng đầu trên thế giới. Tên gọi BRICS là viết tắt của tên các quốc gia thành viên:
- B - Brazil
- R - Nga (Russia)
- I - Ấn Độ (India)
- C - Trung Quốc (China)
- S - Nam Phi (South Africa)
Tổ chức này được hình thành với mục tiêu tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, công nghệ, và phát triển bền vững. BRICS cũng tổ chức các hội nghị thường niên để thảo luận và đưa ra các chính sách nhằm tăng cường quan hệ giữa các thành viên và thúc đẩy vai trò của các quốc gia đang nổi trên toàn cầu.
Hiện nay, ngoài 05 quốc gia thành viên đã nêu trên, BRICS còn có 04 quốc gia thành viên khác là Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE).
*Lưu ý: Nội dung về tổ chức BRICS và các quốc gia thành viên của tổ chức BRICS nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
BRICS là tổ chức gì và bao gồm những quốc gia nào? Cơ quan nào có nhiệm vụ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước? (Ảnh từ internet)
Cơ quan nào có nhiệm vụ thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước?
Căn cứ khoản 10 Điều 2 Nghị định 81/2022/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức Bộ Ngoại giao như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Ngoại giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
...
10. Về đại diện trong hoạt động đối ngoại nhà nước:
a) Đại diện cho Nhà nước trong quan hệ ngoại giao với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; tiến hành các hoạt động đối ngoại của Nhà nước theo quy định của pháp luật;
b) Trình Chính phủ việc thiết lập, thay đổi mức độ hoặc đình chỉ quan hệ ngoại giao, lãnh sự với các nước, các tổ chức quốc tế liên chính phủ; việc thành lập, tạm đình chỉ hoặc chấm dứt hoạt động của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền; kiến nghị Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền, đại diện của Chủ tịch nước tại các tổ chức quốc tế;
d) Bổ nhiệm, triệu hồi đại diện thường trực của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này; người đứng đầu cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm lãnh sự danh dự Việt Nam ở nước ngoài.
...
Như vậy, hiện nay, Bộ Ngoại giao là cơ quan có trách nhiệm trình Chính phủ việc thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước.
Bộ Ngoại giao có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP có quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Ngoại giao như sau:
Cơ cấu tổ chức
- Vụ Châu Âu.
- Vụ Châu Mỹ.
- Vụ Đông Bắc Á.
- Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương.
- Vụ Trung Đông - Châu Phi.
- Vụ Chính sách đối ngoại.
- Vụ Tổng hợp kinh tế.
- Vụ ASEAN.
- Vụ các Tổ chức quốc tế.
- Vụ Hợp tác kinh tế đa phương.
- Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO.
- Vụ Luật pháp và Điều ước quốc tế.
- Vụ Biên Phiên dịch đối ngoại.
- Vụ Thông tin Báo chí.
- Vụ Tổ chức cán bộ.
- Văn phòng Bộ.
- Thanh tra Bộ.
- Cục Cơ yếu - Công nghệ thông tin.
- Cục Lãnh sự.
- Cục Lễ tân Nhà nước.
- Cục Ngoại vụ.
- Cục Quản trị Tài vụ.
- Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Ủy ban Biên giới quốc gia.
- Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.
- Học viện Ngoại giao.
- Báo Thế giới và Việt Nam.
- Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 25 Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP là các tổ chức giúp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 26 đến khoản 27 Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP là các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Ngoại giao.
Các tổ chức quy định tại khoản 28 Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP là các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được Chính phủ thành lập và do Bộ Ngoại giao trực tiếp quản lý.
Vụ Châu Âu được tổ chức 05 phòng; các Vụ: Tổ chức cán bộ, Luật pháp và Điều ước quốc tế được tổ chức 04 phòng; các Vụ: Châu Mỹ, Đông Bắc Á, Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương, Trung Đông - Châu Phi được tổ chức 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Ủy ban Biên giới quốc gia, Học viện Ngoại giao; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Bộ Ngoại giao.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức thuộc bộ, trừ các tổ chức quy định từ khoản 24 đến khoản 26 Điều 3 Nghị định 81/2022/NĐ-CP.
Theo đó, cơ cấu tổ chức Bộ Ngoại giao được thực hiện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?