Tình tiết định tội che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền do phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do phạm tội mà có được quy định thế nào?

Cho tôi hỏi, tình tiết định tội rửa tiền nhằm che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền do phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do phạm tội mà có như thế nào? - Khánh Ly (Huế)

Quy định về tội rửa tiền hiện nay như thế nào?

Điều 324 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 122 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) về tội rửa tiền như sau:

Tội rửa tiền
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;
b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;
c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội 02 lần trở lên;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:
...

Theo đó, tội rửa tiền được hiểu là hành vi sử dụng, che dấu nguồn gốc bất hợp pháp tiền, tài sản do phạm tội mà có.

Căn cứ vào tính chất, hành vi phạm tội để xác định khung hình phạm đối với người phạm tội theo quy định trên. Hình phạt cao nhất cho tội rửa tiền theo quy định trên lên đến 15 năm tù.

Tình tiết định tội che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền do phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do phạm tội mà có? (Hình ảnh từ Interenet)

Như thế nào là có cơ sở để biết tiền do người khác phạm tội mà có?

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP:

Về một số thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng Điều 324 của Bộ luật Hình sự
...
4. Biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có là một trong các trường hợp sau đây:
a) Người phạm tội trực tiếp biết được tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có (ví dụ: người phạm tội được người thực hiện hành vi phạm tội nguồn cho biết là tiền, tài sản do họ phạm tội mà có);
b) Qua các phương tiện thông tin đại chúng, người phạm tội biết được người khác thực hiện hành vi phạm tội nguồn (ví dụ: hành vi phạm tội của người thực hiện tội phạm nguồn đã được báo, đài phát thanh, truyền hình đưa tin);
c) Bằng nhận thức thông thường, người phạm tội có thể biết được tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có (ví dụ: biết chồng là nhân viên của cơ quan nhà nước có mức lương là 08 triệu đồng/tháng và không có nguồn thu nhập khác nhưng A vẫn nhận của chồng số tiền 10 tỷ đồng để góp vốn vào doanh nghiệp mà không hỏi rõ về nguồn tiền);
d) Theo quy định của pháp luật, người phạm tội buộc phải biết nguồn gốc tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có (ví dụ: A mua xe ô tô của B không có giấy tờ với giá bằng một phần mười trị giá của chiếc xe đó).

Như vậy, biết hay có cơ sở để biết tiền do người khác phạm tội mà có là một trong các trường hợp sau:

- Trực tiếp biết;

- Qua phương tiện thông tin đại chúng để biết;

- Bằng nhận thức thông thường;

- Buộc phải biết nguồn gốc tiền, tài sản do người khác phạm tội mà có.

Tình tiết định tội che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền do phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do phạm tội mà có được quy định thế nào?

Ghi nhận tại Điều 4 Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐTP về một số tình tiết định tội như sau:

Về một số tình tiết định tội
1. Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch tài chính, ngân hàng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có:
a) Mở tài khoản và gửi tiền, rút tiền tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Góp vốn, huy động vốn vào doanh nghiệp bằng tiền, tài sản dưới mọi hình thức;
c) Rút tiền với bất kỳ hình thức nào và bằng các công cụ khác nhau như: séc, hối phiếu, các phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật.
d) Cầm cố, thế chấp tài sản;
đ) Cho vay, cho thuê tài chính;
e) Chuyển tiền hoặc chuyển giá trị;
g) Giao dịch cổ phiếu, trái phiếu, giấy tờ có giá khác;
h) Tham gia phát hành chứng khoán;
i) Bảo lãnh và cam kết về tài chính, kinh doanh ngoại tệ, công cụ thị trường tiền tệ và chứng khoán có thể chuyển nhượng;
k) Quản lý danh mục đầu tư cá nhân và tập thể;
l) Quản lý tiền mặt hoặc chứng khoán cho tổ chức, cá nhân khác;
m) Quản lý hoặc cung cấp bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm liên quan đến đầu tư khác;
n) Các hành vi khác trong giao dịch tài chính, ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Hành vi tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các giao dịch khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là thực hiện, hỗ trợ thực hiện hoặc thông qua người khác để thực hiện, hỗ trợ thực hiện một trong các hành vi sau đây nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có:
a) Hoạt động (chơi, kinh doanh) casino;
b) Tham gia (chơi, kinh doanh) trò chơi có thưởng;
c) Mua bán cổ vật;
d) Các hành vi khác không liên quan đến tài chính, ngân hàng.
3. Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh quy định tại điểm b khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng tiền, tài sản thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
4. Hành vi sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động khác quy định tại điểm b khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là hành vi dùng tiền, tài sản để làm dịch vụ, xây dựng trường học, bệnh viện hoặc sử dụng dưới danh nghĩa tài trợ, từ thiện, viện trợ nhân đạo hoặc các hoạt động khác.
5. Hành vi cản trở việc xác minh thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết do người khác phạm tội mà có quy định tại điểm c khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự là hành vi cố ý gây khó khăn, trở ngại cho việc làm rõ nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản (ví dụ: cung cấp tài liệu, thông tin giả; không cung cấp, cung cấp không đầy đủ; hủy bỏ, tiêu hủy, sửa chữa, tẩy xóa tài liệu, chứng cứ...).

Theo đó, tình tiết định tội che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền do phạm tội mà có hoặc có cơ sở để biết là do phạm tội mà có được xác định theo quy định trên.

Che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền
Rửa tiền TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN RỬA TIỀN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bao nhiêu tiêu chí đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo? Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền bao gồm những nội dung nào?
Pháp luật
Công ty môi giới bất động sản có phải áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng nghi ngờ thực hiện hành vi rửa tiền không?
Pháp luật
Tiêu chí hậu quả của rửa tiền gồm những tiêu chí gì? Hậu quả của rửa tiền được xếp theo thang điểm nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền gồm có những nội dung nào, được quy định trong văn bản nào?
Pháp luật
Hoạt động hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào? Trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong phòng, chống rửa tiền là gì?
Pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong công tác hợp tác quốc tế phòng, chống rửa tiền được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thông tin về phòng, chống rửa tiền, việc thu thập, xử lý và chuyển giao thông tin được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Các biện pháp xử lý tạm thời trong công tác phòng, chống rửa tiền là gì? Hành vi vi phạm các biện pháp tạm thời bị xử lý thế nào?
Pháp luật
Rửa tiền là gì? Người phạm tội rửa tiền hơn 500 triệu đồng phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Pháp luật
Hoàn thiện hồ sơ dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi) và quy định các hoạt động mới phát sinh có tiềm ẩn rủi ro về rửa tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền
3,008 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền Rửa tiền
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào