Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 về kính xây dựng - Kính phủ phản quang ra sao? TCVN 7528:2005 có phạm vi áp dụng như thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 về kính xây dựng - Kính phủ phản quang ra sao? TCVN 7528:2005 có phạm vi áp dụng như thế nào? Chị T ở Hà Nội.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 về kính xây dựng - Kính phủ phản quang ra sao? TCVN 7528:2005 có phạm vi áp dụng như thế nào?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 do Ban kỹ thuật TCVN/TC160 Thủy tinh trong xây dựng hoàn thiện trên cơ sở dự thảo của Viện Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 có phạm vi áp dụng như sau:

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 áp dụng cho kính phủ phản quang dùng trong xây dựng.

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 không áp dụng cho loại kính được dán lớp polime phản quang.

Ngoài ra, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 viện dẫn những tài liệu sau:

TCVN 7218:2002 Kính tấm xây dựng – Kính nổi – Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 7219:2002 Kính tấm xây dựng – Phương pháp thử.

TCVN 7364-4:2004 Kính xây dựng – Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp – Phần 4: Phương pháp thử độ bền.

TCVN 7526:2005 Kính xây dựng – Thuật ngữ và phân loại.

ISO 9050:2003 Glass in building – Determination of light transmittance, solar direct transmittance, total solar energy transmittance, ultraviolet transmittance, and related glazing factors (Kính xây dựng – Xác định độ truyền sáng, độ truyền ánh sáng mặt trời trực tiếp, độ truyền năng lượng mặt trời toàn phần, độ truyền tia cực tím và các yếu tố liên quan).

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 về kính xây dựng - Kính phủ phản quang ra sao?

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 về kính xây dựng - Kính phủ phản quang ra sao? (Hình từ Internet)

Phân loại về kính xây dựng - Kính phủ phản quang theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 như thế nào?

Căn cứ theo Mục 4 TCVN 7528:2005 có quy định về việc phân loại như sau:

Phân loại theo hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời

Theo hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời (R), kính phủ phản quang được phân ra ba loại (xem Bảng 2) với ký hiệu sau:

R 0,30

R 0,45

R 0,60

Phân loại theo độ bền

Theo độ bền quang, độ bền mài mòn, độ bền axit, độ bền kiềm, kính phủ phản quang được phân ra hai loại (xem Bảng 3).

Phân loại theo chiều dày

Theo chiều dày danh nghĩa, kính phủ phản quang có các loại chiều dày sau: 5 mm, 6 mm, 8 mm, 10 mm và 12 mm.

Các loại chiều dày khác theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Phân loại theo màu sắc

Kính phủ phản quang có các màu sắc khác nhau như: màu bạc, màu xanh lam, màu vàng, màu lục, nâu (trà).

Các màu khác theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.

Đóng gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 như thế nào?

Tại Mục 8 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 có quy định việc đóng gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển như sau:

- Đóng gói

Kính được đóng gói trong các kiện chuyên dùng theo cùng loại và kích thước, có sử dụng các vật liệu đệm lót mềm, giảm chấn đảm bảo không ảnh hưởng tới chất lượng kính. Để bảo vệ lớp phủ phản quang, giữa hai bề mặt lớp phủ phản quang có lớp giấy xốp phủ toàn bộ mặt tấm kính và giữa hai mặt kính không phủ phản quang có lớp giấy lót thường phủ kín mặt kính.

Trên kiện kính phải có dấu hiệu cảnh báo đề phòng dễ vỡ.

- Ghi nhãn

Trên mỗi kiện kính phải có nhãn ghi các nội dung sau:

- Tên cơ sở sản xuất;

- Ký hiệu quy ước theo điều 5;

- Số lượng tấm kính hoặc số mét vuông (khối lượng) trong một kiện hoặc trên một đơn vị bao gói;

- Ngày, tháng, năm sản xuất.

- Lưu kho bảo quản

Kính phủ phản quang phải được bảo quản trong kho khô ráo. Các kiện được xếp ngay ngắn theo đúng loại trên giá đỡ và nghiêng một góc từ 10o – 15o theo chiều thẳng đứng.

- Vận chuyển

Các kiện kính được vận chuyển bằng mọi phương tiện có gông chèn chặt, có bao che tránh bị ẩm ướt và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.

Xác định hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời và xác định độ bền quang theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 ra sao?

Hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời được xác định tại tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 như sau:

- Nguyên tắc

Đo hệ số truyền sáng (te) và hệ số hấp thụ nhiệt (µe) của mẫu kính phủ phản quang trong dải bước sóng l từ 300 nm đến 2 500 nm. Dùng công thức tính toán hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời.

- Thiết bị thử:

+ Máy quang phổ (spectrophotometer).

- Cách tiến hành

Tiến hành đo hệ số truyền sáng (te) và hệ số hấp thụ nhiệt (µe) theo ISO 9050, hoặc có thể áp dụng phương pháp khác nhưng không gây chênh lệch đáng kể về kết quả thử so với ISO 9050.

- Tính kết quả

Hệ số phản xạ năng lượng ánh sáng mặt trời (R), được tính theo công thức:

R = 1 - h

Trong đó:

h là hệ số truyền năng lượng bức xạ mặt trời, được tính theo công thức:

h = te + N . µe

Trong đó:

te là hệ số truyền sáng đo được của tấm kính;

µe là hệ số hấp thụ nhiệt đo được của tấm kính;

N là hệ số lấy bằng 0,258 (được tính theo ISO 9050).

Xác định độ bền quang được xác định tại tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7528:2005 như sau:

- Nguyên tắc

Độ bền quang được đánh giá bằng hiệu số các số đo độ truyền sáng của tấm mẫu kính phủ phản quang trước và sau khi thử bức xạ theo TCVN 7364-4:2004.

- Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị 3 mẫu thử, kích thước 100 mm x 100 mm, được cắt ra từ tấm kính phủ phản quang.

Dùng cồn lau sạch hai mặt của mẫu thử.

- Thiết bị thử

Sử dụng hệ thống thử bức xạ theo TCVN 7364-4:2004.

- Cách tiến hành

Đo độ truyền sáng to của 3 mẫu thử đã được chuẩn bị ở trên theo TCVN 7219:2002.

Tiến hành thử bức xạ theo TCVN 7364-4:2004.

Đo độ truyền sáng tl của 3 mẫu thử sau khi thử bức xạ.

- Tính kết quả

Chênh lệch độ truyền sáng tM(l) của kính được tính bằng %, theo công thức:

tM(l) = txl - t0l

Trong đó:

t0l là độ truyền sáng trung bình của mẫu trước khi thử bức xạ, tính bằng %;

txl là độ truyền sáng trung bình của mẫu sau khi thử bức xạ, tính bằng %.

Kính xây dựng
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bãi bỏ TCVN/QS được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-1:2024 ISO 9239-1:2010 đầu đốt ngọn lửa mồi ứng xử khi cháy sử dụng nguồn nhiệt bức xạ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13990:2024 truy xuất nguồn gốc - yêu cầu đối với logistic chuỗi lạnh cho thực phẩm ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13048:2024 về kết cấu áo đường có sử dụng lớp hỗn hợp nhựa rỗng thoát nước ra sao?
Pháp luật
Dàn giáo là gì? Trường hợp không được sử dụng dàn giáo? Dây cáp dùng để treo dàn giáo phải có khả năng chịu lực thế nào?
Pháp luật
TCVN 14135-5:2024 về Cốt liệu dùng trong xây dựng đường bộ - Phương pháp thử - Phần 5: Xác định thành phần hạt bằng phương pháp sàng khô thế nào?
Pháp luật
TCVN 13567-4:2024 về thi công và nghiệm thu bê tông nhựa chặt tái chế nóng tại trạm trộn sử dụng vật liệu cũ không quá 25% thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12652:2020 về yêu cầu chức năng và phương pháp thử của bồn tiểu nữ thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12325:2018 EN 143:2000 về độ bền cơ học đối với các phin lọc bụi như thế nào?
Pháp luật
Loài và nhóm loài thương phẩm là gì? Danh mục loài cá nổi lớn thương phẩm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13981:2024?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13913:2023 xác định khả năng phân hủy sinh học trong môi trường biển thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kính xây dựng
744 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kính xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kính xây dựng Xem toàn bộ văn bản về Tiêu chuẩn Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào