Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ thư ở gia súc như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ thư ở gia súc như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ thư ở gia súc như thế nào?

Tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ thư ở gia súc như sau:

Căn cứ vào các vị trí gây bệnh và biến đổi bệnh lý, chia thành 5 thể bệnh sau đây:

(1) Thể cấp tính:

- Thể này ít phổ biến, thường gặp ở ngựa, la, lừa;

- Thời gian ủ bệnh ngắn, từ 2 ngày đến 4 ngày và diễn biến bệnh từ 2 đến 3 ngày;

- Gia súc có biểu hiện viêm mũi chảy dịch màu xanh vàng hoặc chảy dịch có lẫn máu. Viêm mũi tiến triển rất nhanh với sự hình thành màng giả trong xoang mũi, nổi các cục nhỏ, các áp xe, các nốt loét trên niêm mạc mũi;

- Hạch lâm ba vùng mũi sưng to cả hai bên thành các ổ áp xe mủ rồi vỡ ra qua cả lớp da bên ngoài;

- Gia súc thường chết sau 8 ngày đến 10 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên.

(2) Thể mũi:

- Loét niêm mạc mũi, chảy nước mũi và viêm hạch giống như thể cấp tính. Nước mũi thường chảy từ một bên mũi, lúc đầu nhầy, có ít mủ, màu trắng đục, lẫn tia máu, sau có màu rỉ sắt, xung quanh lỗ mũi có mủ lẫn máu khô;

- Các vết loét, các ổ áp xe trên niêm mạc mũi vỡ ra làm cho hai lỗ mũi đầy ắp dịch nhầy xanh vàng, trong đó có những đám tổ chức hoại tử và rớm máu. Các nốt loét có bờ này rộng dần tạo ra các ổ loét lớn. Khi nốt loét được hồi phục sẽ để lại vết sẹo trên niêm mạc mũi và vách ngăn hai lỗ mũi. Cánh mũi và môi của gia súc bị bệnh có sưng thũng và nốt loét.

(3) Thể phổi:

Thường phát triển chậm trong khoảng thời gian vài tháng. Gia súc mắc bệnh giảm tăng trọng, thở khó tăng dần, ho và có thể hình thành tiếng khò khè nếu như thanh quản bị viêm. Sau đó, bệnh tích xuất hiện ở vùng quanh mũi và da.

(4) Thể da:

- Còn gọi là bệnh “farcy” - bệnh loét da: Đặc trưng của thể này là có rất nhiều mụn sưng có đường kính từ 1 cm đến 3 cm ở trên da, thường thấy ở da ở vùng đầu, cổ, vai, chân, mông có nhiều vùng sưng, phù thũng. Chỗ mụn sưng chạm vào thấy nóng, gia súc đau, sau mềm ra, vỡ chảy dịch trên da, sau tạo thành các ổ loét, các u cục trên da;

- Chỗ loét chảy ra nhiều dịch đặc màu vàng nghệ, có lẫn máu, tạo ra các ổ loét trở thành mãn tính và hình thành các cục ở trên da. Các mụn và nốt loét khác cũng xuất hiện quanh vùng hạch lâm ba tạo ra các bệnh tích giống như viêm hạch lâm ba truyền nhiễm.

(6) Thể mãn tính:

- Thể mãn tính thường xảy ra ở ngựa, là giai đoạn sau của thể cấp tính hoặc phát ra ngay hoặc mang trùng nhiều tháng, nhiều năm và không có các triệu chứng lâm sàng rõ ràng;

- Triệu chứng chung: Gia súc gầy, các hoạt động chậm, làm việc yếu, sốt cách quãng, què chân. Một số triệu chứng có thể thấy ở mũi và trên da của gia súc;

- Hạch lâm ba ở vùng có nốt loét bị viêm. Những nốt loét này thấy ở trên da, dầy lên, màu vàng và chảy dịch.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ thư ở gia súc như thế nào?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ thư ở gia súc như thế nào? (Hình ảnh Internet)

Bệnh tích của bệnh tỵ thư ở gia súc như thế nào?

Tại tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 quy định về bệnh tích của bệnh tỵ thư ở gia súc như sau:

Bệnh tích của bệnh thấy rõ nhất là ở thể cấp tính và thể mãn tính.

Thể cấp tính:

- Trên da: Nội bì tụ máu, tổ chức liên kết dưới da và lâm ba quản cũng tụ máu và có thủy thũng;

- Hạch tụ máu, sưng, phù thũng;

- Đường hô hấp: Niêm mạc tụ máu đỏ thẫm, hình thành các ổ loét tỵ thư (rìa cao, giữa lõm chứa mủ đặc, màu vàng) ở xoang mũi, niêm mạc đường hô hấp;

- Phổi tụ máu, có những ổ gan hóa, màng phổi đầy bạch huyết cầu vàng hay xám;

- Ở gan, lách sưng to, xuất huyết, có những hạt vàng xám, xung quanh có một vầng màu hồng;

- Dịch hoàn: Dịch hoàn và màng bọc bị viêm, thủy thũng. Trên bề mặt màng bọc có những chấm nhỏ màu xám hay trắng;

- Thận bị viêm và có những điểm thoái hóa.

Thể mũi:

- Niêm mạc ở mũi sưng, có các nốt loét. Các nốt loét này có bờ rộng dần tạo ra các ổ loét lớn;

- Ở giai đoạn phục hồi của thể mũi, các ổ loét để lại sẹo.

Thể phổi:

- Màng phổi bị viêm. Trong tổ chức phổi có các nốt sưng cứng còn gọi là hạt tỵ thư. Khi cắt các nốt sưng thấy có vỏ chất xơ, trong chứa đầy bã đậu màu trắng nhạt.

Thể da:

Trên da vùng đầu, cổ, vai, chân, mông có nhiều vùng bị sưng nóng, phù thũng, sau vỡ ra tạo thành các ổ loét. Khi phục hồi các vết loét sẽ để lại sẹo, giống như các u cục trên da.

Thể mãn tính:

- Trên da thường ở vùng da mỏng có những nốt sưng (to bằng hạt đậu hoặc quả trứng gà) sau mềm ra và loét. Chích nốt sưng đã mềm thấy chảy dịch dính, màu vàng đỏ, mụn loét không thành sẹo, bờ dựng đứng;

- Hạch sưng, ít khi có mủ;

- Niêm mạc đường hô hấp tụ máu đỏ thẫm, hình thành các ổ loét tỵ thư (rìa cao, giữa lõm chứa mủ đặc, màu vàng) ở xoang mũi, niêm mạc đường hô hấp;

- Màng phổi bị viêm. Trong tổ chức phổi có các nốt sưng cứng còn gọi là hạt tỵ thư. Khi cắt các nốt sưng thấy có vỏ chất xơ, trong chứa đầy bã đậu màu trắng nhạt;

- Gan, lách, thận cũng có hạt tỵ thư nhưng ít gặp.

Chẩn đoán phân biệt bệnh tỵ thư với các bệnh khác có cùng triệu chứng ra sao?

Tại tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 quy định về chẩn đoán phân biệt bệnh tỵ thư với các bệnh khác có cùng triệu chứng như sau:

- Bệnh tỵ thư: Do Burkholderia mallei gây ra với đặc trưng của bệnh là các nốt loét ở mũi, đường hô hấp trên, phổi và trên da.

- Bệnh Melioidosis (Whitmore): Do Burkholderia pseudomallei gây ra. Đặc trưng của bệnh là trên da có những chỗ bị viêm, ổ áp - xe, vết loét. Đồng thời gây viêm ở phổi, xương khớp, hệ thần kinh, gan, lách, tuyến tiền liệt, nhiễm trùng huyết.

- Bệnh viêm hạch lâm ba truyền nhiễm: Do nấm Histoplasma farciminosum gây ra. Đặc trưng của bệnh là có các nốt trên mặt da, chảy dịch vàng giống như bệnh tỵ thư thể da.

- Bệnh viêm đường hô hấp cấp tính của ngựa non: Do vi khuẩn Streptococcus equi gây ra. Bệnh này có dấu hiệu lâm sàng giống bệnh tỵ thư thể phổi như chảy dịch mủ ở mũi, thở khó, ho và khịt mũi.

- Bệnh tiêm la ngựa: Do tiên mao trùng Trypanosoma equiperdum gây ra. Bệnh có thể được phát hiện khi kiểm tra máu tươi. Bệnh tích đặc trưng là có hiện tượng viêm hạch lâm ba và viêm thũng cơ quan sinh dục giống thể da của bệnh tỵ thư.

Bệnh tỵ thư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vi khuẩn B. mallei mọc tốt trên thạch nào sau khi nuôi cấy vi khuẩn B. mallei ở bệnh tỵ thư của lừa?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-54:2022 về triệu chứng lâm sàng của bệnh tỵ thư ở gia súc như thế nào?
Pháp luật
Việc lấy mẫu bệnh phẩm là máu ở ngựa nghi mắc bệnh tỵ thư được thực hiện như thế nào theo tiêu chuẩn hiện nay?
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh tỵ thư
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
427 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh tỵ thư

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh tỵ thư

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào