Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 về quy trình chẩn đoán lâm sàn trong việc chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn ra sao?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 về quy trình chẩn đoán lâm sàn trong việc chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn ra sao? Anh V.T - Hà Nội

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 về quy trình chẩn đoán lâm sàn trong việc chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn ra sao?

Tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 về quy trình chẩn đoán lâm sàn trong việc chẩn đoán lâm sàn trong việc chẩn đoán bệnh giả dại đối với lợn như sau:

- Đặc điểm dịch tễ

+ Vi rút giả dại gây bệnh chủ yếu ở lợn sơ sinh với những biểu hiện rối loạn thần kinh, tỷ lệ chết gần 100%. Lợn ở lứa tuổi lớn hơn chủ yếu mắc bệnh với triệu chứng hô hấp và không chết kể cả khi nhiễm bệnh cấp tính, bệnh thường dẫn đến sẩy thai đối với lợn nái. Lợn nhiễm bệnh không chết sẽ mang trùng cả đời.

- Triệu chứng lâm sàng

+ Lợn nhiễm bệnh có những triệu chứng rối loạn hô hấp và thần kinh.

+ Lợn con chưa cai sữa có biểu hiện giảm cân, bỏ ăn, sốt (41 °C đến 42 °C), run rẩy, chảy nhiều nước dãi, giật cầu mắt. Triệu chứng thần kinh xuất hiện sau 24 h và chết sau 24 h đến 36 h, tỷ lệ chết gần 100%.

+ Lợn sau cai sữa (từ 3 đến 4 tuần tuổi) có biểu hiện nhẹ hơn so với lợn con đang bú và ít bị mắc triệu chứng thần kinh, tỷ lệ chết giảm, tuy nhiên cũng có thể lên đến 50 % trong một sổ ổ dịch. Lợn lứa tuổi này có các triệu chứng hô hấp như: hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở và ho nặng.

+ Lợn choai có biểu hiện sốt (từ 41 đến 42 °C) mệt mỏi, kém ăn, có triệu chứng hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, ho nặng, thở khó, giảm cân. Bệnh kéo dài từ 6 ngày đến 10 ngày. Tỷ lệ mắc có thể đến 100 %, tỷ lệ chết từ 1 % đến 2 %.

+ Lợn trưởng thành chủ yếu có biểu hiện hô hấp như lợn choai, lợn nái có thể sảy thai. Tỷ lệ chết hiếm khi vượt quá 2%.

- Bệnh tích

+ Bệnh tích của bệnh giả dại thường ít hoặc không phát hiện được, đôi khi có một số đặc điểm sau:

++ Xung huyết màng não kèm theo tăng sinh dịch não tủy.

++ Xung huyết niêm mạc vùng mũi và hầu họng.

++ Viêm hoại tử ở hạch amidan, hầu họng, khí quản và thực quản.

++ Có các điểm hoại tử ở gan, lách, hạch, thận.

++ Xuất huyết điểm lấm tấm ở cầu thận và vỏ não.

- Bệnh tích vi thể

+ Viêm não, màng não không mủ và viêm hạch thần kinh lan tràn.

+ Xuất hiện bạch cầu thẩm nhập quanh thành mạch, viêm tế bào đệm thần kinh lan tràn kèm theo hoại tử tế bào thần kinh và tế bào đệm thần kinh.

+ Các thể vùi trong nhân ở tế bào kẽ của hạch amidan, lớp nội mô của phế nang, tế bào thần kinh và các tế bào đệm trong não.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 về quy trình chẩn đoán lâm sàn trong việc chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 về quy trình chẩn đoán lâm sàn trong việc chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn? (Hình từ Internet)

Quy trình lấy mẫu chẩn đoán ở phòng thí nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 ra sao?

Tại tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 quy định về quy trình lấy mẫu chẩn đoán phòng thí nghiệm trong việc chẩn đoán bệnh giả dại đối với lợn như sau:

* Mẫu cho xét nghiệm vi rút

Đối với lợn bệnh còn sống: Lấy tăm bông để ngoáy dịch miệng hầu hoặc mũi hoặc amidan cho vào môi trường bảo quản có kháng sinh.

Đối với lợn bệnh được mổ khám: Lấy 3 gam đến 5 gam não, amidan, phổi, lách, hạch.

- Mẫu cho xét nghiệm kháng thể: sử dụng xy lanh 5 ml để lấy 2 ml máu của lợn bị mắc bệnh chưa tiêm vắc xin phòng bệnh Aujeszky. Sau khi lấy, rút cán xy lanh tới mức cao nhất để tạo nhiều khoảng trống bên trong, đặt xy lanh nằm nghiêng 5° ở nhiệt độ từ 20 đến 30 °C trong thời gian 30 min để máu tự đông lại và tiết ra huyết thanh. Chắt huyết thanh sang ống 1,5 ml mới để dùng cho xét nghiệm trong 5.2.4.3

- Bảo quản mẫu: trong quá trình vận chuyển phải bảo quản mẫu trong thùng bảo ôn (nhiệt độ từ 2 °C đến 4 °C) không quá 48 h. Ở phòng thí nghiệm, nếu chưa xét nghiệm ngay, phải được giữ trong tủ lạnh đông -70 °C (xem 4.5) đối với mẫu xét nghiệm vi rút, - 20 °C đối với mẫu xét nghiệm kháng thể.

Chú thích 1: Trong chăn nuôi, việc sử dụng vắc xin giả dại có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của các phương pháp xét nghiệm. Do vậy, đối với lợn được tiêm vắc xin sống nhược độc, không lấy mẫu trong thời gian 4 tuần sau khi tiêm (thời gian vắc xin tồn tại trong cơ thể lợn) để xét nghiệm vi rút giả dại vì các phương pháp trong tiêu chuẩn này không phân biệt được vi rút vắc xin nhược độc và vi rút thực địa. Đối với lợn được tiêm vắc xin đánh dấu nhược độc (xóa gen gE), có thể lấy mẫu để xét nghiệm vi rút bằng phương pháp Nested PCR hoặc Realtime-RT PCR phát hiện gen gE mà không bị ảnh hưởng của vi rút vắc xin.

Chú thích 2: Không lấy mẫu huyết thanh ở lợn đã được tiêm vắc xin giả dại để xét nghiệm kháng thể vì các phương pháp trong tiêu chuẩn này không phân biệt được kháng thể nhiễm tự nhiên và kháng thể do tiêm vắc xin. Đối với lợn được tiêm vắc xin đánh dấu nhược độc (xóa gen gE), có thể lấy mẫu để xét nghiệm kháng thể gE bằng phương pháp ELISA mà không bị ảnh hưởng bởi vi rút vắc xin.

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 quy định về thiết bị, dụng cụ được sử dụng trong phòng thử nghiệm sinh học chẩn đoán bệnh giả dại ở lợn ra sao?

Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-22 : 2014 về việc sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm sinh học và cụ thể như sau:

- Máy ly tâm, có thể tạo gia tốc ly tâm 900g, 1000g, 6800g và 14000g

- Micropipet, có dung tích thích hợp.

- Chai nuôi tế bào, 25 cm2, 75 cm2

- Tủ âm, có thể duy trì nhiệt độ ở 37 °C có chứa 5 % CO2

- Tủ lạnh đông, có thể duy trì nhiệt độ -20 °C, -70 °C và -90 °C.

- Nồi hấp tiệt trùng, có thể duy trì ở 121 °C.

- Máy đọc ELISA.

- Máy Realtime RT-PCR.

- Máy PCR.

- Bộ điện di sản phẩm PCR.

Bệnh giả dại ở lợn
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đặc trưng của bệnh tỵ thư ở ngựa là gì? Triệu chứng lâm sàng của ngựa khi mắc bệnh tỵ thư là gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17030:2023 (ISO/IEC 17030:2021) yêu cầu gì về dấu phù hợp của bên thứ ba?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7628-1 : 2007 quy định về kích thước bên trong cabin của thang máy loại I, loại II, loại III như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7507:2016 quy định kiểm tra bằng mắt thường mối hàn nóng chảy ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn hóa là hoạt động thế nào? Tiêu chuẩn hóa được chia thành các cấp thế nào? Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa là gì?
Pháp luật
Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12415:2019 về thiết bị xác định đa nguyên tố dầu bôi trơn đã qua sử dụng, dầu bôi trơn chưa sử dụng và dầu gốc ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11934:2017 (ISO 16578:2013) đặt ra những yêu cầu phát hiện các trình tự axit nucleic đặc hiệu bằng microarray thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11933:2017 (ISO 16577:2016) về phân tích dấu ấn sinh học phân tử ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6954:2001 hướng dẫn các phương pháp thử thùng làm bằng vật liệu phi kim loại?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh giả dại ở lợn
6,808 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh giả dại ở lợn Tiêu chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào