Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 về quy trình thử nghiệm khả năng chịu cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với cáp quang cỡ nhỏ trong các điều kiện cháy?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 yêu cầu về quy trình thử nghiệm khả năng chịu cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với cáp quang cỡ nhỏ trong các điều kiện cháy như thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 áp dụng thuật ngữ và định nghĩa nào?
- Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 yêu cầu về quy trình thử nghiệm khả năng chịu cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với cáp quang cỡ nhỏ trong các điều kiện cháy như thế nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 yêu cầu về quy trình thử nghiệm khả năng chịu cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với cáp quang cỡ nhỏ trong các điều kiện cháy.
* Mẫu thử nghiệm
Mẫu thử nghiệm phải là một đoạn dây có cách điện hoặc một đoạn cáp, dài (600 ± 25) mm.
* Ổn định
Trước khi thử nghiệm, tất cả đoạn thử nghiệm phải được ổn định ở (23 ± 5)oC trong thời gian không ít hơn 16 h ở độ ẩm tương đối (50 ± 20) %.
Trong trường hợp một dây có cách điện hoặc một cáp có lớp phủ ngoài là sơn hoặc vecni, việc ổn định này phải diễn ra sau giai đoạn ban đầu mà ở đó đoạn thử nghiệm được giữ ở nhiệt độ (60 ± 2) °C trong 4 h.
* Định vị đoạn thử nghiệm
- Cáp có ruột dẫn bằng kim loại
Đoạn thử nghiệm phải được nắn thẳng và được buộc chắc chắn bằng dây kim loại có kích thước thích hợp ở tư thế thẳng đứng chính giữa tủ thử bằng kim loại, như mô tả ở 4.2 của TCVN 6613-2-1 (IEC 60332-2-1). Một tải có giá trị bằng 5 N trên mỗi mm2 diện tích ruột dẫn phải được gắn vào phần thấp nhất của mẫu thử nghiệm sao cho khoảng cách giữa điểm gắn tải và mép dưới của thanh đỡ trên là (550 ± 5) mm (xem Hình 1).
Trục thẳng đứng của đoạn thử nghiệm phải được bố trí ở chính giữa bên trong tủ thử (tức là cách mỗi mặt bên 150 mm và cách mặt sau 225 mm).
- Cáp quang
Đoạn thử nghiệm phải được buộc vào hai thanh đỡ ngang bằng dây kim loại có kích thước thích hợp sao cho khoảng cách giữa mép dưới của thanh đỡ trên và mép trên của thanh đỡ dưới là (550 ± 5) mm. Ngoài ra, đoạn thử nghiệm phải được định vị sao cho phần thấp nhất của mẫu thử nghiệm phải cách đáy của tủ thử xấp xỉ 50 mm (xem Hình 2).
Trục thẳng đứng của đoạn thử nghiệm phải được bố trí ở chính giữa bên trong tủ thử (tức là cách mỗi mặt bên 150 mm và cách mặt sau 225 mm).
* Đặt ngọn lửa
Cảnh báo về an toàn
Phải có các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ con người khi thực hiện thử nghiệm để tránh:
+ Nguy cơ cháy hoặc nổ;
+ Hít phải khói và/hoặc sản phẩm độc hại, đặc biệt khi vật liệu có chứa halogen cháy;
+ Tàn dư có hại.
- Định vị ngọn lửa
+ Cáp có ruột dẫn bằng kim loại
Mỏ đốt phải được bố trí như trên Hình 3. Đường tâm của mỏ đốt phải làm thành góc (45° ± 2°) với đường tâm của đoạn thử nghiệm. Khoảng cách nằm ngang giữa đường tâm của miệng mỏ đốt và bề mặt của đoạn thử nghiệm phải là (10 ± 1) mm. Khoảng cách giữa điểm cắt nhau của đường tâm mỏ đốt và đường tâm của đoạn thử nghiệm và điểm đặt tải 5 N/mm2 phải là (100 ± 10) mm. Khoảng cách giữa điểm cắt nhau của đường tâm mỏ đốt và đường tâm đoạn thử nghiệm và mép dưới của thanh đỡ trên không được vượt quá 465 mm.
Ngọn lửa phải được đặt sao cho nó trùm lên đoạn thử nghiệm.
+ Cáp quang
Mỏ đốt phải được bố trí như trên Hình 4. Đường tâm của mỏ đốt phải làm thành góc (45° ± 2°) với đường tâm của đoạn thử nghiệm. Khoảng cách nằm ngang giữa đường tâm của miệng mỏ đốt và bề mặt của đoạn thử nghiệm phải là (10 ± 1) mm. Khoảng cách giữa điểm cắt nhau của đường tâm mỏ đốt và đường tâm của đoạn thử nghiệm và mép trên của thanh đỡ dưới phải là (100 ± 10) mm. Khoảng cách giữa điểm cắt nhau của đường tâm mỏ đốt và đường tâm đoạn thử nghiệm và mép dưới của thanh đỡ trên không được vượt quá 465 mm.
Ngọn lửa phải được đặt sao cho nó trùm lên đoạn thử nghiệm.
- Thời gian thử nghiệm
+ Cáp có ruột dẫn kim loại
Ngọn lửa phải được đặt vào đoạn thử nghiệm trong thời gian (20 ± 1) s. Nếu đoạn thử nghiệm còn nguyên vẹn, tức là không chảy ruột dẫn, thì thử nghiệm phải được đánh giá theo Điều 6. Nếu ruột dẫn kim loại bị chảy sớm ở thời gian T nhỏ hơn thời gian thử nghiệm, thì thử nghiệm phải được thực hiện lại trên đoạn thử nghiệm khác trong khoảng thời gian (T - 2) s. Việc đánh giá sau đó chỉ dựa trên cơ sở đoạn thử nghiệm khác này.
+ Cáp quang
Ngọn lửa phải được đặt vào đoạn thử nghiệm trong khoảng (20 ± 1) s.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 về quy trình thử nghiệm khả năng chịu cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với cáp quang cỡ nhỏ trong các điều kiện cháy? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 áp dụng thuật ngữ và định nghĩa nào?
Tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 yêu cầu việc áp dụng thuật ngữ định nghĩa sau:
Các định nghĩa này được lấy từ IEC 60695-4:
* Nguồn mồi cháy (ignition source)
Nguồn năng lượng gây cháy.
[IEC 60695-4:1993, định nghĩa 2.76]
* Than (char)
Tàn dư có chứa cácbon do nhiệt phân hoặc do cháy chưa hết.
[IEC 60695-4:1993, định nghĩa 2.12]
Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 được quy định như thế nào?
Tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 yêu cầu phạm vi áp dụng như sau:
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 quy định qui trình thử nghiệm khả năng chịu cháy lan theo chiều thẳng đứng đối với một dây có cách điện hoặc một cáp hoặc cáp quang cỡ nhỏ trong các điều kiện cháy. Trang thiết bị thử nghiệm được nêu trong TCVN 6613-2-1 (IEC 60332-2-1).
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010 đưa ra qui trình để thử nghiệm cáp quang cỡ nhỏ hoặc dây có cách điện hoặc cáp cỡ nhỏ khi phương pháp quy định ở TCVN 6613-1-2 (IEC 60332-1-2) không phù hợp vì một số cáp quang cỡ nhỏ có thể đứt hoặc ruột dẫn cỡ nhỏ có thể bị chảy trong thời gian đặt ngọn lửa. Phạm vi áp dụng khuyến cáo là dùng cho thử nghiệm một dây có cách điện hoặc một cáp cỡ nhỏ, có diện tích mặt cắt nhỏ hơn 0,5 mm2.
Chú thích: Vì việc sử dụng một dây có cách điện hoặc một cáp làm chậm sự cháy lan của ngọn lửa và việc phù hợp với các yêu cầu khuyến cáo trong tiêu chuẩn này bản thân nó là không đủ để ngăn ngừa cháy lan trong tất cả các điều kiện lắp đặt, nên khuyến cáo rằng khi nguy cơ cháy lan là cao, ví dụ trong các cụm cáp dài thẳng đứng, cần có các phòng ngừa đặc biệt về lắp đặt. Không thể cho rằng vì mẫu cáp phù hợp với các yêu cầu về tính năng khuyến cáo trong tiêu chuẩn này thì cụm cáp sẽ đáp ứng theo cách tương tự (xem các tiêu chuẩn trong Phần 3 của TCVN 6613 (IEC 60332)).
Yêu cầu về tính năng khuyến cáo được nêu trong Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6613-2-2:2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?