Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) về Than đá lấy mẫu thủ công như thế nào?
Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) ra sao?
Theo Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) nêu rõ phạm vi áp dụng như sau:
- Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ cơ bản sử dụng trong lấy mẫu thủ công của than đá và cốc và mô tả nguyên tắc chung về lấy mẫu. Tiêu chuẩn này quy định quy trình và yêu cầu để lập sơ đồ lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu thủ công, dụng cụ lấy mẫu, xử lý và bảo quản mẫu, chuẩn bị mẫu và hồ sơ lấy mẫu.
- Tiêu chuẩn này áp dụng để lấy mẫu thủ công từ dòng nhiên liệu chuyển động. Hướng dẫn lấy mẫu thủ công nhiên liệu ở trạng thái tĩnh được nêu trong Phụ lục B, nhưng phương pháp lấy mẫu này không cung cấp mẫu đại diện và trong báo cáo lấy mẫu cần nêu rõ điều này.
- Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lấy mẫu than nâu và linhit, như nêu trong ISO 5069-1 và ISO 5069-2. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho việc lấy mẫu từ vỉa than, như nêu trong ISO 14180. Lấy mẫu cơ học than và cốc quy định trong ISO 13909 (tất cả các phần)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) về Than đá lấy mẫu thủ công thế nào?
Việc lấy mẫu thủ công than đá và cốc phải chú ý điều gì?
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) lưu ý:
+ Việc lấy mẫu có thể liên quan đến các vật liệu, thao tác thiết bị và các trạng thái nguy hại.
+ Trong phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này đề cập đến những vấn đề về an toàn liên quan đến việc sử dụng TCVN 1693:2008
+ Trách nhiệm của người sử dụng tiêu chuẩn này là phải thiết lập các quy tắc phù hợp về sức khỏe, an toàn và xác định các giới hạn cho phép trước khi sử dụng.
Những thuật ngữ cần nắm trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) là gì?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) nêu rõ những thuật ngữ cần nắm như sau:
- Sấy khô trong không khí (air-drying): Quá trình làm cho độ ẩm của mẫu gần cân bằng với khí quyển trong vùng mà quá trình giản lược và phân chia mẫu tiếp tục được thực hiện.
CHÚ THÍCH: Sấy khô trong không khí để cân bằng với môi trường áp dụng đối với than. Thông thường sấy khô cốc để thuận tiện cho việc chuẩn bị mẫu.
- Độ chệch (bias): Sai số có hệ thống dẫn tới giá trị trung bình của loạt kết quả liên tục cao hơn hoặc liên tục thấp hơn so với kết quả thu được khi sử dụng phương pháp lấy mẫu chuẩn.
- Mẫu chung (common sample): Mẫu được tập hợp để dự kiến sử dụng nhiều lần.
- Lấy mẫu liên tục (continuous sampling): Lấy một mẫu từ từng lô nhỏ liền nhau sao cho các mẫu đơn được lấy tại các khoảng đồng đều bất kể thời điểm lấy mẫu nào.
- Mẫu đơn đã phân chia (divided increment): Phần mẫu nhận được từ sự phân chia mẫu đơn để giảm khối lượng mẫu.
CHÚ THÍCH: Sự phân chia như vậy có thể thực hiện mà trước đó có thể có hoặc không có việc giảm kích thước.
- Phân chia theo khối lượng cố định (fixed-mass division): Phương pháp phân chia mẫu trong đó khối lượng giữ lại được định trước và không phụ thuộc vào khối lượng của cấp liệu.
- Phân chia theo tỷ lệ cố định (fixed-ratio division): Phương pháp phân chia mẫu trong đó tỷ lệ phân chia định trước, nghĩa là khối lượng mẫu giữ lại là một tỷ lệ cố định của khối lượng cấp liệu.
- Nhiên liệu (fuel): Than đá hoặc cốc.
- Mẫu thử phân tích chung (general analysis test sample): Mẫu được chuẩn bị để lọt qua một lưới sàng kích thước lỗ danh định là 212 μm theo ISO 3310-1, dùng để xác định hầu hết các chỉ tiêu hóa học và một vài tính chất vật lý.
- Mẫu đơn (increment): Phần nhiên liệu được lấy ra bằng một thao tác với dụng cụ lấy mẫu.
- Lấy mẫu không liên tục (intermittent sampling): Lấy mẫu chỉ từ lô nhỏ nhất định của nhiên liệu.
- Lô (lot): Số lượng nhất định của nhiên liệu phải xác định chất lượng.
CHÚ THÍCH: Một lô có thể phân chia thành nhiều lô nhỏ.
- Lấy mẫu thủ công (manual sampling): Việc lấy các mẫu đơn bằng sức người.
- Lấy mẫu trên cơ sở khối lượng (mass-basis sampling): Việc lấy mẫu đơn trong đó vị trí lấy mẫu từ dòng nhiên liệu được xác định qua khoảng khối lượng của dòng và khối lượng mẫu đơn được cố định.
- Lấy mẫu cơ giới (mechanical sampling): Lấy mẫu đơn bằng phương tiện cơ giới.
- Mẫu ẩm (moisture sample): Mẫu lấy riêng cho mục đích xác định độ ẩm toàn phần.
CHÚ THÍCH: Đối với cốc, mẫu này cũng có thể dùng để phân tích chung.
- Kích thước danh nghĩa lớn nhất (norminal top size): Kích thước lỗ của sàng nhỏ nhất trong dải gồm một loạt sàng R20 [xem TCVN 2230 (ISO 565), lỗ vuông] mà có không lớn hơn 5 % lượng mẫu lưu lại trên sàng.
- Mẫu vật lý (physical sample): Mẫu lấy riêng để xác định các đặc trưng vật lý, ví dụ các chỉ số độ bền hoặc phân bố kích thước.
- Độ chụm (precision): Độ gần nhau của tập hợp các kết quả thử độc lập nhận được trong các điều kiện quy định.
+ CHÚ THÍCH 1: Độ gần nhau thường được xác định bằng cách sử dụng chỉ số độ chụm, như là 2 độ lệch chuẩn.
+ CHÚ THÍCH 2: Có thể tiến hành phép xác định với độ chụm lớn và do đó độ lệch chuẩn của một số phép thử trên cùng lô nhỏ có thể thấp; nhưng các kết quả như vậy chỉ chính xác nếu chúng không có độ chệch.
- Mẫu ban đầu (primary increment): Mẫu đơn lấy tại giai đoạn đầu tiên của việc lấy mẫu, trước khi mẫu phân chia và/hoặc giản lược.
- Lấy mẫu ngẫu nhiên (random sampling): Lấy mẫu đơn theo khối lượng hoặc khoảng thời gian ngẫu nhiên.
- Lấy mẫu lặp (replicate sampling): Việc lấy các mẫu đơn theo khoảng thời gian kế tiếp nhau đều đặn vào các hộp chứa khác nhau để có được hai hoặc nhiều mẫu có khối lượng như nhau.
- Mẫu (sample): Lượng nhiên liệu đại diện cho một khối lượng lớn nhiên liệu cần phải xác định chất lượng.
- Phân chia mẫu (sample division): Quá trình của việc chuẩn bị mẫu mà qua đó mẫu được phân chia thành các phần riêng và đại diện.
- Chuẩn bị mẫu (sample preparation): Quá trình làm cho mẫu đạt được điều kiện theo yêu cầu để phân tích hoặc thử nghiệm.
CHÚ THÍCH: Chuẩn bị mẫu bao gồm việc trộn, giảm cỡ hạt, phân chia mẫu và đôi khi sấy khô mẫu trong không khí và có thể thực hiện trong một số giai đoạn.
- Giản lược mẫu (sample reduction): Quá trình của việc chuẩn bị mẫu, qua đó kích thước hạt của mẫu bị giảm bằng cách đập hoặc nghiền.
- Mẫu phân tích cỡ hạt (size analysis sample): Mẫu lấy riêng để phân tích cỡ hạt.
- Độ lệch chuẩn (standard deviation): Căn bậc hai của phương sai.
- Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (stratified random sampling): Việc lấy ngẫu nhiên một mẫu đơn trong đó khối lượng hoặc khoảng thời gian xác định tương ứng cho việc lấy mẫu theo khối lượng hoặc lấy mẫu theo thời gian.
- Lô nhỏ (sub-lot): Phần của lô có yêu cầu được thử nghiệm.
- Lấy mẫu hệ thống (systematic sampling): Việc lấy các mẫu đơn từ khối lượng hoặc các khoảng thời gian đồng đều theo kế hoạch định trước.
- Mẫu thử (test sample): Mẫu đã được chuẩn bị để đáp ứng yêu cầu của một phép thử cụ thể.
- Lấy mẫu trên cơ sở thời gian (time-basis sampling): Việc lấy các mẫu đơn trong đó vị trí của mỗi mẫu đơn lấy từ dòng nhiên liệu được xác định từ một khoảng thời gian và khối lượng mẫu tỷ lệ với tốc độ dòng tại thời điểm lấy mẫu đơn.
- Khối lượng đơn vị (unit mass): Lượng vật liệu được xác định trong quá trình lấy mẫu (thường là mẫu đơn ban đầu).
- Phương sai (variance): Số đo độ phân tán, là tổng của các độ lệch bình phương trung bình của các giá trị quan trắc chia cho số giá trị quan trắc trừ đi một.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?