Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 phân loại các thiết bị cầu lông theo thiết kế và có yêu cầu an toàn như thế nào?
Phân loại thiết bị cầu lông theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 như thế nào?
Tại tiểu mục 3.1, 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 nêu rõ phân loại và ký hiệu thiết bị cầu lông như sau:
Thiết bị cầu lông bao gồm một đôi cột lưới và lưới phải được phân loại theo thiết kế (các loại và các cấp) như trong Bảng 1 và Bảng 2 TCVN 13545:2022.
Bảng 1 - Các loại
Loại | Mô tả | Ví dụ |
1 | Có lỗ cắm mặt sân | Hình A.1 TCVN 13545:2022 |
2 | Có đế và gắn cố định mặt sân | Hình A.2 TCVN 13545:2022 |
3 | Có đế và đứng tự do | Hình A.3 TCVN 13545:2022 |
Bảng 2 - Các cấp
Cấp | Mô tả |
A | Thiết bị để đứng thi đấu |
B | Thiết bị để người ngồi xe lăn thi đấu |
C | Thiết bị để đứng tập luyện |
D | Thiết bị để người ngồi xe lăn tập luyện |
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 phân loại các thiết bị cầu lông theo thiết kế và có yêu cầu an toàn như thế nào? (Hình từ Internet)
Vật liệu làm thiết bị cầu lông theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 ra sao?
Tại tiểu mục 3.4 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 nêu rõ vật liệu làm thiết bị cầu lông như sau:
- Cột lưới, cấu trúc phần đáy của loại 3 và bộ phận gắn cố định mặt sân.
Các chi tiết này có thể được làm bằng thép, kim loại nhẹ hoặc vật liệu tổng hợp, miễn là đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Kim loại nhẹ phải không bị ăn mòn và thép được bảo vệ chống ăn mòn (ví dụ mạ kẽm nóng, sơn phủ hoặc sơn tĩnh điện).
- Lưới
Lưới phải được làm từ sợi tổng hợp.
- Cáp lưới trên cùng
Cáp lưới trên cùng phải được làm từ sợi tổng hợp hoặc cáp tổng hợp.
Thiết bị cầu lông theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 được thiết kế ra sao?
Tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 nêu rõ thiết kế của thiết bị cầu lông như sau:
- Cột lưới
Cấu trúc của cột lưới phải sao cho cáp lưới trên cùng có thể được đỡ hoặc dẫn hướng ở chiều cao h1 và chiều cao h2 của Hình 1 và Bảng 3 TCVN 13545:2022 ở giữa sân. Các cột lưới phải được trang bị bộ cố định lưới.
Ở vị trí sử dụng, các cột lưới không được di chuyển và giữ thẳng đứng trong phạm vi 88° (về phía trong sân) đến 91° (về phía ngoài sân) được đo trên tổng chiều dài của cột lưới liên quan đến mặt sân thể thao. Đối với các cấp A và B, khoảng cách cột lưới bên trong phải nằm trong khoảng từ 6 010 mm đến 6 020 mm được đo ở đầu cột lưới.
Đối với cấp A và cấp B:
+ 3 mặt của cột lưới hướng về phía sân (2 mặt ở bên, song song với các đường phía sau và 1 mặt đối diện với sân) phải không được nhô vào sân;
+ Cột lưới phải có màu chủ đạo, không bao gồm màu sắc sáng chói, phát quang hoặc sáng bóng;
+ Cột lưới phải có kích thước mặt cắt phù hợp với đường kính 40 mm ± 1 mm hoặc hình vuông cạnh 40 mm ± 1 mm);
+ Đối với cột lưới có thể điều chỉnh (chủ yếu được sử dụng cho thiết bị cấp B), mặt cắt ngang có thể được giảm 6 mm ± 1 mm. Mức giảm phải không được quá 160 mm ± 5 mm trên chiều cao của cột lưới và mức giảm mặt cắt này ở phần dưới của cột lưới (xem Hình 3 TCVN 13545:2022).
Đối với các cấp C và D, mặt cắt cột lưới khác được chấp nhận miễn là chúng không nhô ra ngoài đường sân.
- Lưới
Ở vị trí sử dụng, chiều cao của lưới phải là 760 mm ± 20 mm ở mỗi đầu và ± 40 mm ở giữa (xem Hình 1 TCVN 13545:2022).
Mắt lưới không được nhỏ hơn 15 mm và không lớn hơn 20 mm.
Đối với cấp A và B, mắt lưới phải bao gồm mắt lưới dọc và ngang và đường chéo mắt lưới phải nằm trong khoảng từ 21 đến 29 mm.
Lực kéo đứt mắt lưới phải lớn hơn 100 N khi được thử nghiệm theo ISO 1806.
Cáp lưới trên cùng, khi được gấp đôi, phải có bề mặt 37,5 mm ± 2 mm và phải có màu trắng. Ở vị trí sử dụng, lưới phải được thiết kế để đảm bảo không có khoảng trống nào giữa các cột lưới với toàn bộ chiều cao của lưới.
Cáp lưới trên cùng phải được luồn vào cạp lưới. Các đầu của cáp lưới trên cùng phải được thiết kế sao cho không bị bung sợi và vừa khít với các thiết bị căng cố định thích hợp. Đầu cuối của cáp lưới trên cùng phải không được thụt trong dải lưới.
Khoảng hở giữa cạnh bên của lưới và cột lưới không được lớn hơn 10 mm.
Mắt lưới phải có màu tối.
- Cáp lưới trên cùng
Độ bền đứt của dây hoặc cáp phải lớn hơn 20 daN.
- Lỗ cắm mặt sân
Tất cả các lỗ cắm mặt sân phải được bảo vệ chống ăn mòn.
Yêu cầu an toàn về thiết bị sân cầu lông như thế nào?
Tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13545:2022 nêu rõ yêu cầu an toàn của thiết bị cầu lông như sau:
- Yêu cầu chung
Các yêu cầu an toàn chung ngoại trừ độ ổn định và độ bền phải tuân theo TCVN 13318 (BS EN 913), nếu không có quy định khác trong tiêu chuẩn này.
- Thiết bị căng
Ở vị trí sử dụng, các thiết bị căng (nếu có) phải được lắp đặt sao cho chúng chỉ khởi động khi có sự điều khiển.
Thiết bị căng phải không được hướng về phía sân và phải được thiết kế để không gây rủi ro cho người chơi.
- Các thiết bị cố định khác
Các thiết bị cố định khác (nếu có) phải không được hướng về phía sân và phải được thiết kế để không gây rủi ro cho người chơi.
Thử nghiệm lực đứt của sợi lưới phải được thực hiện theo ISO 1806. Thử nghiệm cáp lưới trên cùng trên cùng và mắt lưới phải được thực hiện theo ISO 2307.
Thử nghiệm các thiết bị căng và các thiết bị cố định khác phải được kiểm tra bằng mắt thường ở vị trí sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?