Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 (IEC TR 62778:2014) để đánh giá nguy hiểm ánh sáng xanh cho các nguồn sáng và đèn điện thế nào?
Phạm vi áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 thế nào?
Căn cứ tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 quy định về phạm vi áp dụng tiêu chuẩn này như sau:
Tiêu chuẩn này đưa ra phân loại và hướng dẫn liên quan đến đánh giá nguy hiểm ánh sáng xanh của tất cả các sản phẩm chiếu sáng có phát xạ chính nằm trong phổ nhìn thấy (380 nm đến 780 nm).
Bằng cách tính quang và phổ, các phép đo an toàn quang sinh học như mô tả trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13079-1 (IEC 62471) sẽ cho biết về sản phẩm và, nếu sản phẩm này được thiết kế là các bộ phận hợp thành của sản phẩm chiếu sáng cấp cao hơn, thì về cách thức thông tin có thể truyền tải từ sản phẩm là bộ phận hợp thành (ví dụ gói LED, môđun LED hoặc bóng đèn) đến sản phẩm chiếu sáng cấp cao hơn (ví dụ đèn điện).
Tổng hợp các khuyến cáo để hỗ trợ việc áp dụng Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13079-1 (IEC 62471) cho các nguồn sáng và đèn điện để đánh giá nguy hiểm ánh sáng xanh được cho trong Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020
Chú thích: Các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm HID và LED được kỳ vọng sẽ tham chiếu đến Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 (IEC TR 62778:2014) để đánh giá nguy hiểm ánh sáng xanh cho các nguồn sáng và đèn điện thế nào? (Hình từ Internet)
Gói LED, môđun LED, bóng đèn và đèn điện được quy định ra sao?
Căn cứ tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 quy định gói LED, môđun LED, bóng đèn và đèn điện như sau:
Trong ngành công nghiệp chiếu sáng, phân cấp các sản phẩm dựa trên mức độ tích hợp. Các sản phẩm trên các mức tích hợp khác nhau thường được tạo ra bởi các nhà chế tạo khác nhau. Thông tin an toàn quang sinh học cần được chuyển xuống dọc chuỗi sản phẩm để tránh đánh giá lại tại mỗi mức tiếp theo càng nhiều càng tốt. Điều này được đặc biệt mong muốn vì mỗi mức tiếp theo nhìn chung liên quan đến sự khác nhau càng nhiều của sản phẩm.
Đối với tất cả các công nghệ chiếu sáng tồn tại trước khi có công nghệ LED, có hai mức độ: bóng đèn và đèn điện. Bóng đèn là nguồn sáng sơ cấp, được đặt trong đèn điện bằng cách sử dụng chuẩn công nghiệp mở đối với giao diện cơ và điện. Đèn điện được thiết kế với loại bóng đèn nhất định, nhưng vì chuẩn giao diện là mở nên người sử dụng cuối của đèn điện có thể thay bóng đèn này bằng bóng đèn kiểu khác, với điều kiện nó phù hợp với cùng một chuẩn giao diện.
Đối với công nghệ LED, trường hợp này phức tạp hơn. Tồn tại chuỗi các mức sản phẩm, mà thông thường trong công nghiệp đánh số chúng theo cách dưới đây.
- Mức 0: chip LED hoặc đế LED.
- Mức 1: Gói LED, cho phép hàn và xử lý bên ngoài môi trường phòng sạch. Đối với các gói LED ánh sáng trắng, gói có chứa vật liệu phốt pho chuyển đổi ánh sáng xanh của chip thành các bước sóng khác mà cùng sinh ra ánh sáng trắng.
- Mức 2: môđun LED cơ bản, bao gồm một hoặc nhiều gói LED trên tấm mạch in.
- Mức 3: môđun LED có chức năng được mở rộng, thường gồm tấm mạch in ở mức 2 với các đặc trưng bổ sung để cho phép lắp ráp cơ khí, đấu nối điện hoặc chức năng quang. Đặc trưng bổ sung thực tế phụ thuộc vào kiểu của sản phẩm và có thể gồm một vài hoặc tất cả bộ điều khiển điện tử cần thiết để hoạt động môđun LED.
- Mức 4: đèn điện, sản phẩm LED khi được sử dụng như vậy trong ứng dụng.
Không phải tất cả các mức đều tồn tại trong sản phẩm; một số tấm mạch in ở mức 2 được làm trực tiếp từ các chip mức 0 (“chip lắp trên tấm mạch in - chip on board”), và nhiều sản phẩm mức 4 được dựa trực tiếp trên môđun LED mức 2 mà không có môđun LED mức 3 bổ sung nào ở giữa. Bên cạnh việc xem xét về công nghệ, nó phụ thuộc vào năng lực công nghiệp của những người tham gia trong chuỗi sản phẩm.
Thông thường, các môđun LED mức thấp hơn và các gói LED trong sản phẩm mức 4 không được thiết kế để dễ dàng thay thế bởi người sử dụng cuối cùng. Các giao diện giữa các mức này hiếm khi dựa trên các chuẩn công nghiệp mở.
Việc thay thế bằng các bóng đèn LED thể hiện trường hợp đặc biệt. Chúng là các sản phẩm LED, được bán cho thị trường tự do, được thiết kế cho các chuẩn công nghiệp mở của các công nghệ bóng đèn trước đó. Chúng sẽ được thay vào đèn điện bởi người sử dụng cuối, khi thay cho bóng đèn được thiết kế ban đầu để lắp cùng đèn điện.
Điểm quan trọng cần lưu ý là sự đa dạng của sản phẩm sẽ tăng nhanh với từng mức tiếp theo trong chuỗi. Sẽ hợp lý khi thực hiện các phép đo an toàn quang sinh học ở mức sản phẩm thấp nhất có thể, và truyền tất cả các thông tin liên quan dọc theo chuỗi theo cách để có thể đánh giá nhóm rủi ro ở mức đèn điện hoặc mức 4 khi cần thiết, nếu có thể mà không cần đo thêm ở mức này vì mức đa dạng là rất lớn.
Điều 7 TCVN 13080:2020 đưa ra luồng thông tin chi tiết về các phép đo khuyến cáo từ một mức đến mức tiếp theo. Nó thực hiện định luật quang nêu rằng các linh kiện quang thụ động không bao giờ có thể tăng bức xạ theo cách bất kỳ nào, thường được biết đến như “định luật bảo toàn độ chói”.
Điều kiện biên đối với trường hợp phân loại RG0 hoặc RG1 không yêu cầu phép đo bức xạ hoặc độ chiếu xạ thế nào
Căn cứ tại khoản C2 Phụ lục C Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 quy định điều kiện biên như sau:
Đối với chỉ ánh sáng trắng, nếu độ chói thực của nguồn sáng nhỏ hơn 10 000 cd/m2, nó được phân loại là RG0.
Ngoài ra, đối với chỉ ánh sáng trắng, nguồn sáng và đèn điện bất kỳ sử dụng nguồn sáng đó được coi là RGO hoặc RG1, mà không có đánh giá phổ thêm, khi đó áp dụng một điều kiện bất kỳ trong các điều kiện được cho trong điểm C.2.2 và C.2.3 khoản C2 Điều 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020.
Các giá trị đề cập trong Bảng C.1 và Bảng C.2 phụ lục Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 được thiết kế làm giới hạn trên khi không cần thực hiện các phép đo. Khi nguồn sáng hoặc đèn điện có độ chói hoặc độ rọi thấp hơn các giá trị đề cập, có thể dự đoán rằng phép đo bất kỳ sẽ luôn đưa ra câu trả lời tối đa là RG1 không giới hạn; do đó không phải thực hiện phép đo. Khi nguồn sáng hoặc đèn điện có độ chói hoặc độ rọi cao hơn các giá trị được đề cập này, nó vẫn có thể là RG1 không giới hạn, nhưng yêu cầu phép đo để chứng minh điều này.
Chú thích: Các giá trị độ chói và độ rọi được đề cập trong Bảng C.1 và Bảng C.2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13080:2020 dựa trên ước lượng nguy hiểm ánh sáng xanh liên quan đến CCT, ở đó biên an toàn có hệ số 2 được đưa vào để tính đến độ không đảm bảo đo trong ước lượng này. Sử dụng hệ số an toàn 2 là do việc sử dụng dữ liệu đo quang thay vì dữ liệu đo bức xạ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?
- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân gồm những hình phạt nào? Hình phạt cao nhất là gì?
- Mẫu Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ? Tải mẫu? Kế hoạch học tập toàn khóa của chi bộ là gì?