Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12716:2019 Hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ dùng trong các điều kiện sử dụng như thế nào?
Tổng quan về độ bền của gỗ dùng trong các loại điều kiện sử dụng như thế nào?
Tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12716:2019 có nêu rõ tổng quan về độ bền của gỗ dùng trong các loại điều kiện sử dụng như sau:
- Độ bền tự nhiên của một loài gỗ cần được xem xét riêng với từng đối tượng sinh vật hại gỗ.
- Trên thực tế, gỗ xẻ có thể bao gồm cả gỗ dác và gỗ lõi. Nếu tỷ lệ gỗ dác tới mức hư hại sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng của bộ phận gỗ, hoặc khi không thể phân biệt được gỗ dác với gỗ lõi, thì độ bền của toàn bộ gỗ sẽ được xem là tương đương với độ bền của gỗ dác.
- Ngoài độ bền tự nhiên ra, có các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng gỗ cũng phải được xem xét trong việc lựa chọn một loài gỗ, quyết định có hoặc không bảo quản gỗ.
- Ví dụ gỗ có khả năng thấm thấp có thể hấp thụ độ ẩm thấp hơn trong điều kiện môi trường ẩm không liên tục so với loài gỗ có độ thấm cao hơn, và do vậy sẽ giảm được nguy cơ bị nấm gây hại trong cùng điều kiện sử dụng. Mức độ hút ẩm có thể được biểu thị qua việc phân loại khả năng xử lý của gỗ khác nhau.
- Vì vậy, gỗ có mức phân loại độ bền tự nhiên đối với nấm mục có mức phân loại khả năng xử lý 3 hoặc 4 có thể đạt tuổi thọ sử dụng cao hơn trong điều kiện không tiếp xúc với đất (loại điều kiện sử dụng 2 hoặc loại điều kiện sử dụng 3) so với gỗ có mức phân loại độ bền tương tự nhưng mức phân loại khả năng xử lý 1 hoặc 2.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12716:2019 Hướng dẫn phân cấp độ bền của gỗ dùng trong các điều kiện sử dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Các yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa thời gian sử dụng ước tính và độ bền tự nhiên của gỗ ra sao?
Tại Phụ lục A ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12716:2019 có nêu rõ các yếu tố quan trọng trong mối quan hệ giữa thời gian sử dụng ước tính và độ bền tự nhiên của gỗ như sau:
- Thời gian sử dụng
+ Thời gian sử dụng của gỗ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ là độ bền với những sinh vật phá hủy gỗ. Ví dụ, đối với loại điều kiện sử dụng 3, các chi tiết kiểu mẫu của thành phần gỗ mà ngăn ngừa thấm nước và tích tụ nước, thúc đẩy thoát nước và thông gió, cùng với điều kiện khí hậu địa phương và quy trình bảo quản, có thể ảnh hưởng tới hiệu quả bảo quản lâu dài. Tương tự, đối với loại điều kiện sử dụng 4, điều kiện khí hậu có thể tác động rõ rệt đến hiệu quả bảo quản. Vì vậy, sẽ không thích hợp nếu chỉ căn cứ vào tuổi thọ dự kiến khi phân loại độ bền. Đối với hầu hết việc sử dụng kết cấu gỗ, có một mức độ tối thiểu thường được chấp nhận về độ bền tự nhiên, kết hợp với những yếu tố khác ảnh hưởng đến tuổi thọ, được xem là phù hợp cho kết cấu gỗ đó. Việc lựa chọn loài gỗ có độ bền cao hơn loài gỗ được đề xuất theo tiêu chuẩn này sẽ tăng tuổi thọ sử dụng. Nếu thành phần cấu trúc đòi hỏi chỉ có tuổi thọ ngắn (tạm thời hoặc bán tạm thời) hoặc nếu tuổi thọ cao nhất cần thiết, sử dụng những loài gỗ có độ bền cao hơn hoặc thấp hơn những loài gỗ nêu ở Bảng 1 sẽ thích hợp.
+ Ước tính về tuổi thọ có thể đạt được bằng cách so sánh độ bền của gỗ đã được đề xuất sử dụng với độ bền của nó, tuổi thọ của những loài gỗ phổ biến khác đã được sử dụng ở khu vực tương tự với những công trình có thiết kế và chi tiết bảo trì như nhau.
+ Ở vị trí mà nấm gây hại bề mặt bên, tuổi thọ của thành phần cấu trúc gỗ có thể gia tăng theo tỷ lệ về độ dày. Ví dụ, một cọc gỗ có mặt cắt ngang 50 mm x 50 mm, được cắm vào đất có thể có tuổi thọ xấp xỉ 2 lần tuổi thọ của cọc có cùng độ bền nhưng mặt cắt ngang chỉ 25 mm x 50 mm. Tương tự, ở những khu vực như miền Trung nước ta, nơi mà có thời kì khô hạn kéo dài, các thành phần cấu trúc gỗ có mặt cắt ngang nhỏ khi tiếp xúc với đất có tuổi thọ cao hơn so với những cấu trúc tương tự có mặt cắt ngang lớn hơn, do chúng có khả năng khô nhanh. Ở đây giống như trường hợp có lớp bảo vệ và sơn phủ bên ngoài.
+ Sự gây hại sinh học cho gỗ là quá trình, vì thế mà thời gian sử dụng cũng phụ thuộc vào mức độ hư hại có thể chịu được trước khi bị hỏng.
- Những yếu tố khác ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấp độ bền
Việc lựa chọn loài gỗ để sử dụng ở một loại điều kiện sử dụng đòi hỏi phải xem xét các yếu tố có ảnh hưởng đến độ bền.
Quá trình giảm tính chất cơ lý của cấu trúc gỗ làm ảnh hưởng đến sự an toàn, vấn đề kinh tế, cần chọn loài gỗ có độ bền cao hơn thông thường, chú ý xem xét các trường hợp sau:
+ Những bộ phận kết cấu có thể chịu tải;
+ Những bộ phận khó thay thế hoặc sửa chữa;
+ Có nhu cầu kéo dài tuổi thọ;
+ Vị trí yếu tố xây dựng dễ xảy ra nguy cơ (ví dụ bề mặt ngang ráo nước kém);
+ Có nguy cơ bị các sinh vật gây hại (ví dụ hà biển, mối);
+ Tiếp xúc với điều kiện khí hậu khi sử dụng (ví dụ mưa hắt).
Do được bảo vệ cấu trúc trong quá trình xây dựng, nguy cơ ảnh hưởng tính chất cơ lý có thể được giảm thiểu, ví dụ sơn phủ bề mặt bằng vật liệu bền hơn, hoặc sự bảo vệ sau cùng.
Loại điều kiện sử dụng và trạng thái sử dụng gỗ như thế nào?
Căn cứ theo Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12716:2019 có nêu rõ loại điều kiện sử dụng và trạng thái sử dụng gỗ như sau:
Loại điều kiện sử dụng gỗ | Trạng thái sử dụng gỗ |
1 | Trên mặt đất, được che phủ (khô) |
2 | Trên mặt đất, được che phủ (thỉnh thoảng có nguy cơ bị ẩm ướt) |
3 | Trên mặt đất, không được che phủ |
4 | Tiếp xúc với đất hoặc nước |
5 | Ngâm trong nước biển |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?