Tiêu chuẩn chức danh nhân viên bảo vệ kho dự trữ từ 18/7/2022: Có cần chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch nhân viên bảo vệ kho dự trữ không?
- Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có những chức năng và nhiệm vụ nào?
- Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhân viên bảo vệ kho dự trữ có thay đổi gì từ 18/7/2022?
- Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có cần chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch nhân viên bảo vệ kho dự trữ không?
- Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức chuyên ngành dự trữ được thực hiện như thế nào?
Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có những chức năng và nhiệm vụ nào?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 23 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định chức trách, nhiệm vụ như sau:
- Chức trách
Nhân viên bảo vệ kho dự trữ là công chức thừa hành ở các Chi cục Dự trữ Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tuần tra canh gác, bảo vệ trong khu vực kho dự trữ quốc gia và bảo đảm an toàn hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
- Nhiệm vụ
+ Giám sát các hoạt động nhập, xuất hàng hóa; hướng dẫn, kiểm tra người, phương tiện ra vào khu vực kho dự trữ theo quy định (kiểm tra giấy tờ, phiếu xuất, nhập kho và vào sổ theo dõi);
+ Thực hiện công tác tuần tra canh gác trong khu vực kho hàng thuộc phạm vi quản lý trong ca trực theo quy chế bảo vệ của cơ quan; bảo đảm giữ gìn an toàn kho tàng, hàng hóa dự trữ quốc gia;
+ Lập biên bản, tổ chức bảo vệ hiện trường theo quy định khi có vi phạm an toàn, an ninh trật tự trong khu vực kho tàng; báo cáo kịp thời lên cấp trên và các cơ quan chức năng để xử lý;
+ Tham gia xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, phòng chống lụt bão ở khu vực kho thuộc phạm vi quản lý. Phối hợp với công an khu vực, các cơ quan lân cận, cá nhân có liên quan để tổ chức thực hiện các phương án theo quy định;
+ Giữ gìn bí mật và thực hiện tốt quy chế bảo mật về tài sản, hàng hóa dự trữ quốc gia.
Tiêu chuẩn chức danh nhân viên bảo vệ kho dự trữ từ 18/7/2022: Có cần chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch nhân viên bảo vệ kho dự trữ không?
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhân viên bảo vệ kho dự trữ có thay đổi gì từ 18/7/2022?
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhân viên bảo vệ kho dự trữ như sau:
- Có khả năng thực hiện chức năng giám sát các hoạt động nhập, xuất hàng hóa chính xác theo đúng quy định của cơ quan và Nhà nước;
- Có năng lực ghi chép vào sổ theo dõi cụ thể, rõ ràng, chính xác người và phương tiện ra vào kho;
- Biết sử dụng thành thạo các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy, phòng, chống bão lụt đã được trang bị.
Như vậy, so với quy định tại khoản 3 Điều 23 Thông tư 77/2019/TT-BTC thì tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ nhân viên bảo vệ kho dự trữ về cơ bản không có gì thay đổi.
Nhân viên bảo vệ kho dự trữ có cần chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch nhân viên bảo vệ kho dự trữ không?
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Thông tư 77/2019/TT-BTC quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của nhân viên bảo vệ kho dự trữ như sau:
“Điều 23. Nhân viên bảo vệ kho dự trữ (mã số 19.224)
…
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học;
b) Có chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch nhân viên bảo vệ kho dự trữ;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy.”
Từ 18/7/2022 khi Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của nhân viên bảo vệ kho dự trữ được thay đổi như sau:
- Có bằng tốt nghiệp phổ thông trung học trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy.
Như vậy, theo Thông tư mới thì nhân viên bảo vệ kho dự trữ không còn cần chứng chỉ chương trình bồi dưỡng ngạch nhân viên bảo vệ kho dự trữ nữa.
Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức chuyên ngành dự trữ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Thông tư 29/2022/TT-BTC quy định như sau:
“Điều 26. Việc tổ chức thi nâng ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ; thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành kế toán
1. Đối với việc thi nâng ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ được thực hiện như sau:
a) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức thi nâng ngạch công chức các ngạch Kế toán viên cao cấp, Kiểm tra viên cao cấp Thuế, Kiểm tra viên cao cấp Hải quan.
Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức lên ngạch Kế toán viên chính (đối với công chức do Bộ Tài chính quản lý), Kiểm tra viên chính Thuế, Kiểm tra viên chính Hải quan, Kỹ thuật viên bảo quản chính sau khi có ý kiến về nội dung đề án và chỉ tiêu nâng ngạch của Bộ Nội vụ.
Bộ Tài chính chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức lên ngạch Kế toán viên (đối với công chức do Bộ Tài chính quản lý), Kiểm tra viên Thuế, Kiểm tra viên Hải quan, Kỹ thuật viên bảo quản, Kiểm tra viên trung cấp Thuế, Kiểm tra viên trung cấp Hải quan, Thủ kho bảo quản, sau khi có ý kiến về chỉ tiêu nâng ngạch của Bộ Nội vụ.
b) Cơ quan quản lý công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức lên ngạch Kế toán viên chính sau khi có ý kiến về nội dung đề án và chỉ tiêu nâng ngạch của Bộ Nội vụ.
Cơ quan quản lý công chức theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP chủ trì tổ chức thi nâng ngạch công chức lên ngạch Kế toán viên sau khi có ý kiến về chỉ tiêu nâng ngạch của Bộ Nội vụ.”
Thông tư 29/2022/TT-BTC có hiệu lực từ 18/7/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là ai? Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự có nội dung như thế nào?