Tiền lương giáo viên 2024 có phụ cấp cao nhất bảng lương hành chính đơn vị sự nghiệp khi cải cách tiền lương?
Tiền lương giáo viên có phụ cấp sẽ cao hơn bảng lương hành chính sự nghiệp khi cải cách tiền lương?
Tại Nghị quyết 29-NQ-TW năm 2013 trong nhiệm vụ phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo có nêu rõ về vấn đề tiền lương giáo viên như sau:
- Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác.
- Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
- Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Trong đó, nổi bật tiền lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.
Đồng thời, tại Kỳ họp thứ 6 Bộ trưởng Nội vụ cho biết, việc xếp lương của giáo viên mầm non được thực hiện theo nghị định 204, phụ cấp ưu đãi nghề theo quyết định 244. Trong quá trình thực hiện, được Đảng, Nhà nước quan tâm nên lương của giáo viên nói chung và của giáo viên mầm non được quan tâm hơn đối tượng viên chức khác. Nhưng nhìn tổng thể thì tiền lương giáo viên vẫn rất thấp, nghề này lại có tính chất đặc thù.
Thời gian tới khi cải cách tiền lương, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD&ĐT khi xây dựng bảng lương mới cho giáo viên thì cần căn cứ trên cơ sở vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức trên nguyên tắc của Nghị quyết 27 tính chất công việc, thực hiện ưu đãi nghề (áp dụng với giáo dục, y tế). Đối với giáo viên trên cơ sở Nghị quyết 29 sẽ bảo đảm tiền lương cơ bản cùng với phụ cấp sẽ có cao hơn bảng lương hành chính sự nghiệp.
Tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non và tiểu học khi cải cách tiền lương?
Sau khi cấp có thẩm quyền thông qua lộ trình cải cách chính sách tiền lương và các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới, Bộ Nội vụ tham mưu Chính phủ ban hành nghị định về chế độ tiền lương mới đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
Theo các cơ quan của Quốc hội nhận định, việc cải cách tiền lương đã được tích cực triển khai thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ. Trong đó đã có nhiều chính sách quan tâm đến giáo viên mầm non, tiểu học với việc hưởng lương và các chế độ phụ cấp lương theo địa bàn hoặc theo công việc đảm nhiệm như đối với viên chức nói chung và còn được hưởng các chế độ ưu đãi khác.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất dự kiến tăng phụ cấp ưu đãi cho giáo viên mầm non thêm 10%, giáo viên tiểu học tăng thêm 5%, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành liên quan sớm ban hành chính sách này.
Trước đó, Bộ GD&ĐT đã nhiều lần làm việc với Bộ Nội vụ và trong phạm vi điều kiện có thể, hai bên đã thống nhất theo hướng tăng phụ cấp ưu đãi cho bậc mầm non lên 10%, bậc tiểu học là 5%.
Tiền lương giáo viên có phụ cấp sẽ cao hơn bảng lương hành chính sự nghiệp khi cải cách tiền lương? (Hình từ Internet)
Bảng lương giáo viên năm 2024 khi cải cách tiền lương như thế nào?
Tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Phần II Nghị quyết 27-NQ-TW năm 2018 có nêu rõ nếu chi trả lương theo vị trí việc làm thì bảng lương giáo viên năm 2024 sẽ xây dựng như sau:
Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo
Trong đó, mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc:
+ Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề;
+ Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Đồng thời theo Báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sáng ngày 23/10/2023 có nêu rõ sẽ thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với khu vực công theo Nghị quyết 27 của Trung ương từ ngày 01/7/2024, cụ thể:
- Từ năm 2025 trở đi, tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, từ năm 2025 trở đi, giáo viên sẽ được tiếp tục điều chỉnh tiền lương tăng bình quân 7%/năm cho đến khi mức lương thấp nhất bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất vùng I của khu vực doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị cấp và điều chỉnh giấy phép hoạt động xây dựng cho nhà thầu nước ngoài theo Nghị định 175?
- Các chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 gồm những gì?
- Phương thức tuyển sinh trung học cơ sở 2025 như thế nào? Quy trình tuyển sinh trung học cơ sở 2025 ra sao?
- Mẫu số 04 Thông báo kết quả thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng theo Nghị định 175?
- Từ năm 2025, lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không trợ giúp người bị nạn có thể xử phạt đến 10 triệu đồng?