Từ năm 2025, lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không trợ giúp người bị nạn có thể xử phạt đến 10 triệu đồng?
Thế nào là tai nạn giao thông đường bộ?
Thế nào là tai nạn giao thông đường bộ thì tại Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
...
11. Ùn tắc giao thông đường bộ (sau đây gọi là ùn tắc giao thông) là tình trạng người, phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị dồn ứ, di chuyển với tốc độ rất chậm hoặc không thể di chuyển được.
12. Tai nạn giao thông đường bộ là va chạm liên quan đến người, phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, xảy ra ngoài ý muốn của người tham gia giao thông đường bộ, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức.
13. Thiết bị an toàn cho trẻ em là thiết bị có đủ khả năng bảo đảm an toàn cho trẻ em ở tư thế ngồi hoặc nằm trên xe ô tô, được thiết kế để giảm nguy cơ chấn thương cho người dùng trong trường hợp xảy ra va chạm hoặc xe ô tô giảm tốc độ đột ngột, bằng cách hạn chế sự di chuyển của cơ thể trẻ em.
...
Như vậy, tai nạn giao thông đường bộ là va chạm liên quan đến người, phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ, xảy ra ngoài ý muốn của người tham gia giao thông đường bộ, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân hoặc tài sản của cơ quan, tổ chức.
Từ năm 2025, lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không trợ giúp người bị nạn có thể xử phạt đến 10 triệu đồng? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt đối với người lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không trợ giúp người bị nạn là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:
Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
c) Gây tai nạn giao thông không dừng ngay phương tiện, không giữ nguyên hiện trường, không trợ giúp người bị nạn, không ở lại hiện trường hoặc không đến trình báo ngay với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
d) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
đ) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn của người thi hành công vụ;
e) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng;
g) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy hoặc chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng của người thi hành công vụ;
h) Ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 06 tuổi ngồi phía trước;
i) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
...
13. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị trừ điểm giấy phép lái xe như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3; khoản 5; điểm b, điểm c, điểm d khoản 6; điểm a khoản 7 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 02 điểm;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 4; điểm a khoản 6; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 04 điểm;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 7, điểm c khoản 9 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 06 điểm;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 8, khoản 10 Điều này bị trừ điểm giấy phép lái xe 10 điểm.
Như vậy, mức xử phạt hành chính đối với người lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không trợ giúp người bị nạn là từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài mức phạt tiền nêu trên, người lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông mà không trợ giúp người bị nạn còn bị trừ 06 điểm giấy phép lái xe.
Trách nhiệm của người lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông là gì?
Theo quy định tại Điều 80 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, trách nhiệm của người lái xe gắn máy gây tai nạn giao thông như sau:
- Dừng ngay phương tiện, cảnh báo nguy hiểm, giữ nguyên hiện trường, trợ giúp người bị nạn và báo tin cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Ở lại hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ cho đến khi người của cơ quan Công an đến, trừ trường hợp phải đi cấp cứu, đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc xét thấy bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe nhưng phải đến trình báo ngay cơ quan Công an, Ủy ban nhân dân nơi gần nhất;
- Cung cấp thông tin xác định danh tính về bản thân, người liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ và thông tin liên quan của vụ tai nạn giao thông đường bộ cho cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Rằm tháng giêng là Tết Nguyên tiêu đúng không? Tết Nguyên Tiêu năm nay là ngày mấy dương lịch? Có được nghỉ không?
- Hướng dẫn áp dụng chính sách, chế độ do sắp xếp tổ chức bộ máy giữa Nghị định 29 và Nghị định 178?
- Cách tra mã số thuế cá nhân trên điện thoại nhanh, chính xác nhất? Sử dụng mã số thuế cá nhân cần lưu ý điều gì?
- Mẫu đơn xin nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 năm 2024 cho cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện tinh giản biên chế?
- Mẫu đơn xác nhận quan hệ nhân thân mới nhất? Hướng dẫn cách viết đơn xác nhận quan hệ nhân thân?