Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc được quy định như thế nào tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?

Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc được quy định như thế nào tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP? chị T.T.H - Nghệ An

Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc được quy định như thế nào tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?

Tại Điều 53 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc như sau:

- Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc quy định tại điểm d khoản 1 Điều 146 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được xác định theo giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao, trên cơ sở xem xét các yếu tố sau đây:

+ Giá chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng.

+ Kinh phí đầu tư để tạo ra sáng chế, trong đó phải xem xét đến phần kinh phí được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (nếu có).

+ Lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế.

+ Thời gian hiệu lực còn lại của văn bằng bảo hộ.

+ Mức độ cần thiết của việc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

+ Phạm vi và thời hạn chuyển giao.

+ Các yếu tố khác trực tiếp quyết định giá trị kinh tế của quyền sử dụng được chuyển giao.

- Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc trong trường hợp người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế và người nắm độc quyền sử dụng sáng chế không thỏa thuận được không vượt quá 5% giá bán tịnh của sản phẩm được sản xuất theo sáng chế, với điều kiện bảo đảm nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

- Nếu xét thấy cần thiết, cơ quan có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế có thể thành lập hội đồng để xác định tiền đền bù theo quy định của pháp luật.

Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc được quy định như thế nào tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP? (Hình từ Internet)

Ai có quyền yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế?

Tại Điều 54 Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định về quyền yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế như sau:

Tổ chức, cá nhân có khả năng, có nhiệm vụ hoặc có nhu cầu sử dụng sáng chế quy định tại các điểm a, b, c và đ hoặc bị cản trở cạnh tranh quy định tại điểm d khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quyền yêu cầu người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 147 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho mình theo quy định cụ thể tại các Điều 55 và 56 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được quy định như thế nào?

Thủ tục xử lý hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được quy định tại Điều 56 Nghị định 65/2023/NĐ-CP:

* Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được nộp theo quy định sau đây:

- Hồ sơ thuộc trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được nộp cho Bộ Khoa học và Công nghệ.

- Hồ sơ thuộc trường hợp quy định tại điểm a và đ khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được nộp cho các bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực sáng chế.

- Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, cơ quan ngang bộ chỉ định một cơ quan tiếp nhận và thẩm định hồ sơ thuộc trường hợp quy định tại khoản này (sau đây gọi là “cơ quan thẩm định hồ sơ”).

* Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được thẩm định như sau:

- Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ xem xét hồ sơ theo quy định sau đây:

+ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ phải ra thông báo về yêu cầu chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc cho người nắm giữ độc quyền sử dụng sáng chế và yêu cầu người đó có ý kiến bằng văn bản trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo; yêu cầu các bên liên quan thương lượng lại nhằm khắc phục các bất đồng để ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, nếu xét thấy cần thiết; trong trường hợp không đạt được sự thỏa thuận giữa các bên và nếu xét thấy việc không chấp nhận ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng sáng chế của bên nắm giữ quyền là không hợp lý thì báo cáo kết quả xem xét hồ sơ và đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.

Nếu yêu cầu thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và việc sử dụng sáng chế nhằm mục đích công cộng, phi thương mại thì các bộ, cơ quan ngang bộ có quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mà không cần yêu cầu người nắm giữ độc quyền sử dụng sáng chế có ý kiến và không cần yêu cầu các bên thương lượng.

+ Trường hợp yêu cầu ra quyết định chuyển giao quyền sử dụng sáng chế không có căn cứ xác đáng theo quy định tại Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cơ quan thẩm định hồ sơ báo cáo kết quả xem xét hồ sơ và đề nghị Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra thông báo dự định từ chối, có nêu rõ lý do từ chối và ấn định thời hạn 01 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp hồ sơ có ý kiến về dự định từ chối.

Thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót của hồ sơ hoặc có ý kiến phản đối không tính vào thời hạn xem xét hồ sơ.

+ Đối với hồ sơ thuộc trường hợp quy định tại điểm a và đ khoản 1 Điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cơ quan thẩm định hồ sơ của các bộ, cơ quan ngang bộ sao gửi hồ sơ để lấy ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua cơ quan thẩm định hồ sơ của Bộ Khoa học và Công nghệ) trước khi trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định theo quy định tại các điểm a và b khoản 2 Điều 56 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thẩm định hồ sơ của Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét hồ sơ, báo cáo để Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ gửi ý kiến bằng văn bản đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế hoặc ra thông báo từ chối.

* Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả xem xét hồ sơ của cơ quan thẩm định hồ sơ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét và ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, hoặc gửi cho người nộp hồ sơ thông báo từ chối buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ xem xét và ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, hoặc gửi cho người nộp hồ sơ thông báo từ chối buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, trong đó nêu rõ lý do từ chối.

Trong trường hợp không đồng ý với đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thông báo bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

* Quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ gửi cho người được chuyển giao quyền sử dụng sáng chế, người nắm độc quyền sử dụng sáng chế và cơ quan thẩm định hồ sơ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Cơ quan thẩm định hồ sơ của Bộ Khoa học và Công nghệ phải ghi nhận quyết định vào sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp trong thời hạn 01 tháng và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra quyết định.

Quyền sử dụng sáng chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục yêu cầu chấm dứt quyền sử dụng sáng chế theo quyết định bắt buộc mới nhất được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu tờ khai yêu cầu bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế mới nhất theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Tiền đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc được quy định như thế nào tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Giá đền bù đối với quyền sử dụng sáng chế bị chuyển giao theo quyết định bắt buộc được xác định như thế nào?
Pháp luật
Bổ sung trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế theo Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022?
Pháp luật
Hồ sơ yêu cầu ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho cơ quan nhà nước để phục vụ an ninh quốc phòng cần những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sử dụng sáng chế
370 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quyền sử dụng sáng chế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào