Thuyết minh là gì? Các bước viết văn bản thuyết minh như thế nào? Văn bản thuyết minh có bố cục ra sao?

Thuyết minh là gì? Các bước viết văn bản thuyết minh như thế nào? Văn bản thuyết minh có bố cục ra sao? Câu hỏi từ anh B.M - TPHCM

Thuyết minh là gì?

Thuyết minh là phương thức giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực và hữu ích về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân,...các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội

Thông thường thuyết minh có hai dạng chính là dạng nói và dạng viết.

Ở dạng nói thì thuyết minh dùng để giải thích các vấn đề đã nêu ra.

Về dạng viết văn bản thuyết minh là kiểu văn bản được sử dụng trong mọi lĩnh vực.

(Lưu ý: thường được sử dụng làm đề thi từ lớp 8 Trung học cơ sở)

Các phương pháp thuyết minh là gì?

Để có một văn bản thuyết minh mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu cũng như thuyết phục, người viết cần nắm rõ các phương pháp thuyết minh để ứng dụng một cách tốt nhất, trong đó, một số phương pháp tiêu biểu như:

- Phương pháp liệt kê

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp nêu ví dụ

- Phương pháp nêu số liệu

- Phương pháp giải thích, nêu định nghĩa

- Phương pháp phân tích hay phân loại

Ngoài ra, hiện nay nhiều người vẫn còn thắc mắc vấn đề "Các bước viết văn bản thuyết minh là gì?", có thể tham khảo các bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng thuyết minh. Ở bước này, người viết cần: Sưu tầm và lựa chọn các tư liệu cho bài viết. Lựa chọn phương pháp thuyết minh phù hợp.

Sử dụng ngôn từ chính xác, dễ hiểu để thuyết minh làm nổi bật các đặc điểm cơ bản của đối tượng.

Bước 2: Lập dàn ý chi tiết cho văn bản

Bước 3: Hoàn thành bài văn thuyết minh hoàn chỉnh.

*Lưu ý: Nội dung trên mang tính chất tham khảo.

Thuyết minh là gì? Các bước viết văn bản thuyết minh như thế nào? Văn bản thuyết minh có bố cục ra sao?

Thuyết minh là gì? Các bước viết văn bản thuyết minh như thế nào? Văn bản thuyết minh có bố cục ra sao? (Hình từ Internet)

Văn bản thuyết minh có bố cục ra sao?

Tương tự như các loại văn bản khác, khi viết văn bản thuyết minh cũng chia thành 03 phần gồm:

Mở bài: Giới thiệu về đối tượng thuyết minh.

Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích, cách sử dụng… của đối tượng cụ thể.

Kết bài: Trình bày thái độ với đối tượng.

*Lưu ý: Nội dung trên mang tính chất tham khảo.

Học sinh lớp 8 mấy tuổi?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục 2019 quy định như sau:

Cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông
1. Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.

Căn cứ theo quy định trên thì học sinh lớp 8 học theo lộ trình bình thường (Ngoại trừ các trường hợp đặc biệt), thì sinh năm 2011 và tuổi hiện tại là 13 tuổi.

Quy trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 8 trong cơ sở giáo dục hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy đinh tại Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT quy định quy trình lựa chọn sách giáo khoa lớp 8 trong trường học mới nhất như sau:

Bước 1: Hội đồng xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Hội đồng.

Bước 2: Tổ chức lựa chọn sách giáo khoa tại tổ chuyên môn

- Căn cứ vào kế hoạch của Hội đồng và tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa lớp 8, tổ trưởng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tổ chức lựa chọn sách giáo khoa cho từng môn học được cơ cấu trong tổ chuyên môn, báo cáo người đứng đầu trước khi thực hiện;

- Tổ chức cho toàn bộ giáo viên môn học của cơ sở giáo dục (bao gồm giáo viên biên chế, hợp đồng, biệt phái, thỉnh giảng, dạy liên trường) tham gia lựa chọn sách giáo khoa của môn học đó;

- Chậm nhất 20 ngày trước phiên họp đầu tiên của tổ chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức cho giáo viên môn học nghiên cứu các sách giáo khoa của môn học, viết phiếu nhận xét, đánh giá các sách giáo khoa môn học theo các tiêu chí lựa chọn sách giáo khoa;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổ chức họp với các giáo viên môn học để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn 01 (một) sách giáo khoa cho môn học đó.

Trường hợp môn học chỉ có 01 sách giáo khoa được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định phê duyệt thì tổ chuyên môn lựa chọn sách giáo khoa trong quyết định, không cần bỏ phiếu.

Các cuộc họp của tổ chuyên môn được lập thành biên bản, ghi đầy đủ ý kiến nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của các giáo viên môn học tham gia lựa chọn, biên bản có chữ kí của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập biên bản;

- Tổ trưởng tổ chuyên môn tổng hợp kết quả, lập danh mục sách giáo khoa do tổ chuyên môn lựa chọn có chữ ký của tổ trưởng tổ chuyên môn và người được phân công lập danh mục sách giáo khoa.

Bước 3: Hội đồng họp, thảo luận, đánh giá việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; thẩm định biên bản họp của tổ chuyên môn; các phiếu nhận xét, đánh giá sách giáo khoa của giáo viên theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT; tổng hợp kết quả lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn thành biên bản

(Gồm các nội dung: nhận xét, đánh giá về việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của các tổ chuyên môn; danh mục sách giáo khoa được lựa chọn của các tổ chuyên môn), biên bản có chữ ký của Chủ tịch và Thư kí Hội đồng.

Bước 4. Hội đồng đề xuất với người đứng đầu danh mục sách giáo khoa đã được các tổ chuyên môn lựa chọn đúng theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT.

Bước 5. Cơ sở giáo dục lập hồ sơ lựa chọn sách giáo khoa gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở).

Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
14,713 lượt xem
Văn bản thuyết minh
Sách giáo khoa Tải trọn bộ các quy định về Sách giáo khoa hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nguồn kinh phí thẩm định sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo quy định mới?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn Khoa học lớp 4 theo thông tư 27 thế nào? Hướng dẫn nhận xét học bạ theo Thông tư 27 lớp 4 môn Khoa học?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị thẩm định sách giáo khoa như thế nào? Mỗi năm tổ chức bao nhiêu đợt thẩm định sách giáo khoa?
Pháp luật
Mẫu phiếu nhận xét đánh giá sách giáo khoa lớp 3 môn Hoạt động trải nghiệm mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu?
Pháp luật
Sách giáo khoa giáo dục phổ thông không được mang những nội dung nào? Nguyên tắc lựa chọn sách giáo khoa như thế nào?
Pháp luật
Cách viết thuật ngữ trong chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa điện tử trên Hành Trang Số của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam?
Pháp luật
Bộ sách giáo khoa trường tiểu học sử dụng phải đảm bảo điều gì? Mục đích tổ chức các hoạt động giáo dục tại trường tiểu học?
Pháp luật
Cách trình bày đề mục, tiểu đề mục trên sách giáo khoa theo tiêu chuẩn quốc gia? Giấy in phải phù hợp với yêu cầu gì?
Pháp luật
Sách giáo khoa do ai định giá? Nguyên tắc và căn cứ định giá sách giáo khoa được quy định ra sao?
Pháp luật
Danh mục Sách giáo khoa lớp 6, 7, 8 năm 2024-2025 được điểu chỉnh trên địa bàn TP HCM thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn bản thuyết minh Sách giáo khoa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản thuyết minh Xem toàn bộ văn bản về Sách giáo khoa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào