Thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc thì có được phép nhập khẩu không?

Thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc thì có được phép nhập khẩu không? - Câu hỏi của anh Văn Tòa tại Hải Dương

Thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc thì có được phép nhập khẩu không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 60 Luật Dược 2016:

Thuốc, nguyên liệu làm thuốc được nhập khẩu, xuất khẩu
...
2. Thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam được cấp phép nhập khẩu và chỉ được nhập khẩu không quá số lượng ghi trong giấy phép nhập khẩu trong trường hợp sau đây:
...
b) Có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam hoặc đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng thuốc chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị;

Theo đó, thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam nhưng thuộc trường hợp có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam thì có thể được xem xét cho phép nhập khẩu.

Thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc thì có được phép nhập khẩu không?

Thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc thì có được phép nhập khẩu không?

Điều kiện để thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam được phép nhập khẩu là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 65 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 35 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP và bị bãi bỏ bởi khoản 27 Điều 4 Nghị định 155/2018/NĐ-CP):

Tiêu chí, hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc có chứa dược chất chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc, thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng tại Việt Nam
1. Thuốc chỉ được cấp phép nhập khẩu khi đáp ứng các tiêu chí sau:
a) Được cấp phép lưu hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước thành viên của hội nghị quốc tế và hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho người (The International Council for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use - ICH) hoặc Australia;
b) Thuốc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có trong các hướng dẫn chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị do Bộ Y tế ban hành hoặc phê duyệt;
- Thuốc dùng cho mục đích cấp cứu, chống độc, chống thải ghép;
- Thuốc dùng trong chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với: bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh ung thư, HIV/AIDS, bệnh viêm gan vi rút, bệnh lao, bệnh sốt rét; các bệnh khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định.

Như vậy, có hai trường hợp để thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng tại Việt Nam được phép nhập khẩu là;

(1) Thuốc này đã được cấp phép lưu hành tại một trong các nước sau: Nước sản xuất, nước thành viên của hội nghị quốc tế và hài hòa hóa các thủ tục đăng ký dược phẩm sử dụng cho người (The International Council for Harmonisation of Technical Requirements for Pharmaceuticals for Human Use - ICH) hoặc Australia;

(2) Hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:

- Có trong các hướng dẫn chẩn đoán, phòng bệnh, điều trị do Bộ Y tế ban hành hoặc phê duyệt;

- Thuốc dùng cho mục đích cấp cứu, chống độc, chống thải ghép;

- Thuốc dùng trong chẩn đoán, dự phòng hoặc điều trị đối với: bệnh truyền nhiễm nhóm A, bệnh ung thư, HIV/AIDS, bệnh viêm gan vi rút, bệnh lao, bệnh sốt rét; các bệnh khác do Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định.

Thủ tục và thời gian cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng tại Việt Nam được quy định thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 77 Nghị định 54/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm a khoản 43 Điều 5 Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thủ tục và thời gian cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng tại Việt Nam được thực hiện như sau:

- Cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Bộ Y tế;

- Sau khi nhận được hồ sơ, Bộ Y tế trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 60 ngày đối với các hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu hoặc 90 ngày đối với các hồ sơ yêu cầu dữ liệu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu trên cơ sở thẩm định hồ sơ, tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc;

- Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, trong thời hạn 60 ngày đối với các hồ sơ không yêu cầu dữ liệu lâm sàng, tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu hoặc 90 ngày đối với các hồ sơ yêu cầu dữ liệu lâm sàng hoặc tài liệu chứng minh tương tự so với sinh phẩm tham chiếu, Bộ Y tế gửi văn bản cho cơ sở để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ;

- Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế trả cơ sở Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, Bộ Y tế có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định tại điểm d khoản này. Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 77 Nghị định 54/2017/NĐ-CP;

- Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Bộ Y tế có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị cấp phép nhập khẩu phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị;

- Trường hợp thuốc nhập khẩu để phục vụ các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt mà không cung cấp được tài liệu theo quy định tại điểm d, đ, e, g, h, i khoản 2 Điều 72 Nghị định 54/2017/NĐ-CP nhung cần thiết cho nhu cầu điều trị, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định trên cơ sở tư vấn của Hội đồng tư vấn cấp Giấy đăng ký lưu hành thuốc

Nhập khẩu thuốc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ, thủ tục nhập khẩu thuốc để tham gia trưng bày, triển lãm hội chợ và các trường hợp tạm nhập, tái xuất thuốc khác được quy định ra sao?
Pháp luật
Nhập khẩu thuốc không có giấy đăng ký lưu hành sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Nhập khẩu thuốc, hàng dược phẩm đối với công ty có vốn nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Thuốc có chứa dược liệu lần đầu sử dụng làm thuốc tại Việt Nam nhưng chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc thì có được phép nhập khẩu không?
Pháp luật
Thủ tục cấp phép nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc nhưng có chứa dược liệu đã từng sử dụng làm thuốc tại Việt Nam như thế nào?
Pháp luật
Thuốc có chứa dược chất chưa có Giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam chỉ được cấp phép nhập khẩu khi nào?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị nhập khẩu thuốc chưa có giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam không vì mục đích thương mại được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhập khẩu thuốc
1,216 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhập khẩu thuốc

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhập khẩu thuốc

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào