Thuê người phá hoại tài sản của người khác thì người được thuê hay người thuê sẽ bị xử phạt?

Cửa hàng tôi bị người khác ganh ghét nên thuê người phá hoại tài sản, tôi muốn hỏi trong trường hợp trên người thuê hay người được thuê sẽ bị xử phạt. _ anh Tâm (Đức Trọng).

Phá hoại tài sản được pháp luật qui định như thế nào?

Phá hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài sản của người khác bị hư hại, giảm giá trị hoặc mất giá trị sử dụng hoặc khó có khả năng khôi phục lại. Hành vi này được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: đập phá đồ đạc, đốt cháy đồ, cố tình để mặc tài sản của người khác bị hỏng..

Theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 có quy định:

Tài sản
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

Theo như quy định trên thì tài sản có thể là tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Bất động sản và động sản cũng được xem là tài sản, ngay cả trường hợp bất động sản và động sản hình thành trong tương lại.

Thuê người phá hoại tài sản của người khác thì người được thuê hay người thuê sẽ bị xử phạt?

Thuê người phá hoại tài sản của người khác thì người được thuê hay người thuê sẽ bị xử phạt? 

Người được thuê phá hoại tài sản của người khác bị xử lý như thế nào?

Người được thuê phá hoại tài sản chính là người trực tiếp thực hiện hành vi phá hoài tài sản của người khác.

Vì vậy, người có hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ bị xử phạt hành chính theo điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CPđiểm c khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP:

Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác:
.......
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
.......
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
.....
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
......
c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Như vậy, người thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng thời chịu hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.

Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

- Khung 1:

Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;

+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

+ Tài sản là di vật, cổ vật.

- Khung 2:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Tài sản là bảo vật quốc gia;

+ Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

+ Để che giấu tội phạm khác;

+ Vì lý do công vụ của người bị hại;

+ Tái phạm nguy hiểm,

- Khung 3: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.

- Khung 4: Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người phạm tội hủy hoại tài sản hoặc cố ý phá hoại tài sản của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối đa lên đến 20 năm tù giam.

Không những vậy, người có hành vi xâm phạm, phá hoại tài sản của người khác mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, người nào cố tình gây thiệt hại, hủy hoại, thực hiện hành vi phá hoại tài sản của người khác, ngoài việc chịu các mức xử phạt hành chính, hình sự theo quy định còn phải bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm cho người bị thiệt hại theo quy định.

Người thuê người khác phá hoại tài sản thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

Theo đó, không chỉ người trực tiếp thực hiện hành vi phá hoại tài sản mà người đi thuê cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với vai trò là đồng phạm.

Như vậy, đối với hành vi thuê người phá hoại tài sản của người thì cả người thuê lẫn người được thuê đều có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự


Hủy hoại tài sản Tải về quy định liên quan đến Hủy hoại tài sản:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản thuộc thuộc khu di tích lịch sử về tội hủy hoại tài sản không?
Pháp luật
Hủy hoại tài sản đã kê biên thì cá nhân có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người sử dụng ma túy chở xăng xuống phà đốt có bị ở tù không? Nếu có mà ăn năn hối cải thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Hành vi hủy hoại tài sản của người khác gây thiệt hại nhưng đã đền bù rồi thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Xử phạt đối với hành vi hủy hoại tài sản người khác như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Người dùng nón bảo hiểm đập vỡ kính ô tô để đánh ghen có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Hủy hoại tài sản của người khác thì bị xử lý như thế nào? Trường hợp nào thì hành vi hủy hoại tài sản người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Pháp luật
Thuê người phá hoại tài sản của người khác thì người được thuê hay người thuê sẽ bị xử phạt?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hủy hoại tài sản
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
4,983 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hủy hoại tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hủy hoại tài sản

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào