Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội ra sao?
Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội ra sao?
Căn cứ Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2024 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023 về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới, sẽ nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội như sau:
Rà soát cơ chế, chính sách hiện hành, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về chính sách xã hội đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, phù hợp với quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023 trong từng giai đoạn phát triển của đất nước và tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo bình đẳng giới và tính bền vững của chính sách xã hội.
Hằng năm công bố mức sống tối thiểu làm căn cứ xác định các chuẩn chính sách xã hội.
Thực hiện việc kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về chính sách xã hội từ Trung ương đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đổi mới phương thức quản lý, điều hành, phối hợp; tăng cường phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân trong tiếp cận chính sách xã hội và nâng cao vai trò giám sát của Nhân dân.
Thực hiện lấy kết quả công việc, sự hài lòng và tín nhiệm của Nhân dân làm tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức liên quan đến thực hiện chính sách xã hội.
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, đánh giá định kỳ việc thực hiện Nghị quyết; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi trục lợi chính sách, vi phạm pháp luật; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong việc thực hiện chính sách xã hội.
Xây dựng, triển khai bộ chỉ tiêu giám sát đánh giá, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ, ngành theo lĩnh vực đã phân công, định kỳ báo cáo cơ quan thường trực là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, trình Chính phủ.
Triển khai thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực chính sách xã hội sâu rộng và toàn diện, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm.
Tiếp tục thực hiện quyết liệt, có hiệu quả Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Từng bước áp dụng mã số an sinh xã hội cho người dân; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và chuyên ngành liên quan.
Đổi mới cơ chế huy động nguồn lực thực hiện chính sách xã hội theo hướng linh hoạt, hiệu quả; nguồn lực nhà nước giữ vai trò chủ đạo, đồng thời huy động hợp lý nguồn lực xã hội và hợp tác quốc tế; tăng cường xã hội hóa và hợp tác công tư.
Thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước về chính sách xã hội ra sao? (Hình từ Internet)
Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội theo Nghị quyết 68 ra sao?
Căn cứ theo nhiệm vụ giải pháp quy định tại Mục II Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2024, nhiệm vụ giải pháp nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của chính sách xã hội như sau:
Phân công trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, vận động, quán triệt thống nhất trong nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của chính sách xã hội trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Các bộ, ngành và địa phương chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí để tuyên truyền, phổ biến thông tin về Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023 và Chương trình hành động này với quy mô, nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền phù hợp, bảo đảm thiết thực, hiệu quả, đa dạng, phong phú.
Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt chính sách xã hội; tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, điển hình tiên tiến.
Mục đích chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW là gì?
Căn cứ tại Mục I Chương trình ban hành kèm theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm 2024, mục đích chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023 gồm có như sau:
- Việc xây dựng và ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023 nhằm thống nhất trong chỉ đạo tổ chức quán triệt, triển khai quyết liệt, hiệu quả, tạo chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023
- Cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023, xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chủ yếu, các chỉ tiêu cụ thể, tiến độ hoàn thành, phân công trách nhiệm triển khai đến năm 2030 để Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
- Làm cơ sở để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết 42-NQ/TW năm 2023.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?