Thực hiện lấy mẫu chất nạo vét để nhận chìm ở vùng biển Việt Nam theo quy định mới như thế nào?

Cho tôi hỏi: Thực hiện lấy mẫu chất nạo vét để nhận chìm ở biển theo quy định mới như thế nào? Câu hỏi của anh Thông đến từ Phú Thọ.

Thực hiện lấy mẫu chất nạo vét để nhận chìm ở biển theo quy định mới như thế nào?

Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2022/TT-BTNMT) quy định thực hiện lấy mẫu chất nạo vét để nhận chìm ở biển theo quy định mới như sau:

- Lựa chọn các thông số phục vụ việc lấy mẫu chất nạo vét:

+ Đánh giá, xác định các nguồn, hoạt động có khả năng gây ô nhiễm, ảnh hưởng xấu tới môi trường khu vực nạo vét trên cơ sở kết quả tổng hợp, đánh giá thông tin, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến việc đánh giá chất nạo vét theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT.

+ Xác định các thông số phục vụ việc lấy mẫu chất nạo vét, bao gồm:

++ Thông số vật lý: bao gồm cấp phối hạt của chất nạo vét theo chiều sâu tới độ sâu nạo vét; lượng nước và chất rắn trong chất nạo vét; tỉ trọng chất nạo vét.

++ Thông số hóa học và phóng xạ: bao gồm các thông số chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 28/2019/TT-BTNMT.

++ Thông số sinh hóa và sinh học: bao gồm các thông số phục vụ đánh giá độc tính, mức độ khả dụng sinh học chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét.

- Lập kế hoạch lấy mẫu chất nạo vét với những nội dung chủ yếu sau đây:

+ Mô tả tóm tắt khu vực nạo vét, chiều sâu nạo vét, lượng chất nạo vét, lượng chất nạo vét cần nhận chìm.

+ Đánh giá lịch sử khu vực nạo vét và vùng phụ cận; đánh giá các yếu tố vật lý, môi trường biển có khả năng ảnh hưởng đến sự lan truyền chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét và việc thực hiện kế hoạch lấy mẫu:

+ Cơ sở khoa học thực tiễn phục vụ xác định các vị trí lấy mẫu, sơ đồ mạng lưới vị trí lấy mẫu.

+ Số lượng vị trí lấy mẫu được xác định theo lượng chất nạo vét. Số lượng vị trí lấy mẫu tối thiểu theo quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư này; đối với trường hợp nạo vét duy tu có khối lượng chất nạo vét từ 500.000 m3 trở lên, số lượng vị trí lấy mẫu tối thiểu là 14 vị trí.

+ Xác định sơ đồ mạng lưới vị trí lấy mẫu, quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT.

+ Chiều sâu lấy mẫu; khối lượng mẫu bảo đảm phân tích, đánh giá chất nạo vét; số lượng mẫu cần lấy tại từng vị trí lấy mẫu, quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT.

+ Các yêu cầu về lấy, xử lý, lưu trữ, bảo quản và vận chuyển mẫu, quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT.

+ Phương tiện di chuyển và các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho việc lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.

+ Kế hoạch ứng phó trong trường hợp xảy ra bất lợi về thời tiết, hỏng hóc nghiêm trọng máy móc, thiết bị; các giải pháp bảo đảm sức khỏe, an toàn lao động.

+ Phương án, phương pháp tổ chức thực hiện kế hoạch lấy mẫu.

- Sơ đồ mạng lưới vị trí lấy mẫu được xây dựng theo trình tự sau đây:

+ Căn cứ số lượng vị trí lấy mẫu đã được xác định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT, chia khu vực nạo vét thành các ô vuông với điều kiện tổng số ô lưới tối thiểu bằng 05 lần số lượng vị trí lấy mẫu;

+ Lựa chọn các vị trí lấy mẫu tại các ô lưới theo phương pháp ngẫu nhiên kết hợp với việc đánh giá về mức độ và tính đồng nhất của các khu vực có chất gây ô nhiễm hoặc có khả năng chứa chất gây ô nhiễm cao.

+ Thể hiện tọa độ các vị trí lấy mẫu trên bản đồ nền địa hình khu vực nạo vét theo tỷ lệ 1:5.000 hay lớn hơn được thành lập căn cứ theo quy định hiện hành về đo đạc và bản đồ.

- Chiều sâu lấy mẫu, khối lượng mẫu, số lượng mẫu cần lấy tại từng vị trí:

+ Chiều sâu lấy mẫu là chiều sâu nạo vét.

+ Khối lượng mẫu được xác định trên cơ sở các nhóm thông số phân tích quy định tại Phụ lục 04 ban hành kèm theo Thông tư 28/2019/TT-BTNMT.

+ Số lượng mẫu cần lấy tại một (01) vị trí tối thiểu là một (01) mẫu; trường hợp khu vực nạo vét có nhiều nhịp trầm tích tính từ đáy biển cho đến kết thúc độ sâu nạo vét, tại vị trí lấy mẫu mỗi nhịp trầm tích phải lấy ít nhất một (01) mẫu.

- Các yêu cầu về lấy, xử lý, lưu trữ, bảo quản, vận chuyển mẫu thực hiện theo quy định tại Thông tư 10/2021/TT-BTNMT; Thông tư 57/2017/TT-BTNMT ban hành quy định kỹ thuật điều tra, khảo sát tổng hợp tài nguyên, môi trường biển độ sâu từ 20m nước trở lên bằng tàu biển.

Thực hiện lấy mẫu chất nạo vét để nhận chìm ở biển theo quy định mới như thế nào? Đánh giá độc tính của chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét phải tuân thủ quy định gì?

Thực hiện lấy mẫu chất nạo vét để nhận chìm ở biển theo quy định mới như thế nào? Đánh giá độc tính của chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét phải tuân thủ quy định gì? (Hình từ Internet)

Nội dung thông tin, tài liệu, dữ liệu cần thu thập, điều tra liên quan đến việc đánh giá chất nạo vét để nhận chìm ở biển bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT quy định nội dung thông tin, tài liệu, dữ liệu cần thu thập, điều tra liên quan đến việc đánh giá chất nạo vét để nhận chìm ở biển bao gồm:

- Thông tin, tài liệu, dữ liệu về vị trí, tọa độ, độ sâu, địa hình vùng nước đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển, đáy biển của khu vực nạo vét.

- Thông tin, tài liệu, dữ liệu về điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí tượng, thủy văn, hải văn, môi trường của khu vực nạo vét.

- Thông tin về mục đích nạo vét; diện tích, thể tích, khối lượng, chiều sâu nạo vét, thời gian nạo vét; thiết bị phục vụ hoạt động nạo vét.

- Thông tin về lịch sử nạo vét (nếu có) bao gồm: vị trí, diện tích, thể tích, khối lượng, thời gian nạo vét; kết quả đánh giá chất nạo vét của các lần nạo vét trước đây.

- Thông tin, tài liệu, dữ liệu về việc khai thác, sử dụng khu vực nạo vét; các giá trị về kinh tế, sinh thái của tài nguyên thiên nhiên khu vực nạo vét; các vấn đề về khai thác, sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường đã xảy ra ở khu vực nạo vét.

- Các thông tin liên quan khác (nếu có).

Thực hiện đánh giá độc tính của chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét để nhận chìm ở biển phải tuân thủ quy định gì?

Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT quy định thực hiện đánh giá độc tính của chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét để nhận chìm ở biển phải tuân thủ quy định như sau:

- Việc đánh giá độc tính của chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét được tiến hành với các sinh vật được lựa chọn trên cơ sở các yếu tố sau đây:

+ Có tiếp xúc thường xuyên với trầm tích khu vực dự kiến nhận chìm; nhạy cảm với chất có khả năng gây ô nhiễm trong chất nạo vét.

+ Có khả năng chịu đựng được với các điều kiện về vật lý, hóa học của chất nạo vét.

+ Phù hợp với phương thức phơi nhiễm và quy điểm độc tính (toxicity endpoint); phù hợp với các quy trình ứng dụng và đảm bảo chất lượng đã được tiêu chuẩn hóa để có thể so sánh kết quả giữa các phòng thí nghiệm.

+ Có thể thu thập mẫu từ khu nuôi trồng hoặc ngoài thực địa; dễ bảo quản trong phòng thí nghiệm; dễ định loại; có vòng đời từ ngắn đến trung bình.

+ Có giá trị về mặt sinh thái, kinh tế; phạm vi phân bố địa lý rộng; là loài bản địa hoặc có ổ sinh thái tương đồng với các loài sinh vật được quan tâm ở khu vực dự kiến nhận chìm.

- Lựa chọn phương pháp tiến hành thử nghiệm độc tính của chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét theo phương pháp quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành tương ứng. Trường hợp phương pháp tiến hành thử nghiệm độc tính của chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét không có trong tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành thì áp dụng theo các hướng dẫn ASTME1367-99, ASTME1525-02, ASTME139L-03, ASTME1706-05, ASTME1367-03.

- Đánh giá mức độ độc tính của chất gây ô nhiễm trong chất nạo vét theo quy định sau đây:

+ Trường hợp số lượng cá thể bị ảnh hưởng nhỏ hơn hoặc bằng 10% trên tổng số cá thể được thử nghiệm, tiến hành thử nghiệm khả năng tích lũy sinh học chất ô nhiễm trong chất nạo vét theo quy định tại Điều 13 Thông tư 28/2019/TT-BTNMT.

+ Trường hợp số lượng cá thể bị ảnh hưởng lớn hơn 10% trên tổng số cá thể được thử nghiệm, tiến hành tổng hợp kết quả, đưa vào nội dung Dự án nhận chìm.

Thông tư 23/2022/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 14/02/2023.

Nhận chìm ở biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực hiện lấy mẫu chất nạo vét để nhận chìm ở vùng biển Việt Nam theo quy định mới như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhận chìm ở biển
1,217 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhận chìm ở biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào