Thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia như thế nào?

Thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia thế nào? Câu hỏi của cô Hà ở Huế.

Thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia như thế nào?

Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia như sau:

- Cổng thông tin một cửa quốc gia là đầu mối tiếp nhận và trao đổi thông tin, chứng từ điện tử của cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cơ quan, tổ chức thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết các thỏa thuận, điều ước về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nội dung trao đổi và tiêu chuẩn kỹ thuật được thực hiện theo thỏa thuận quốc tế đã ký kết, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia như thế nào?

Thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia như thế nào? (Hình từ Internet)

Thông tin và chứng từ điện tử được trao đổi theo các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử có giá trị pháp lý như thế nào?

Căn cứ tại Điều 38 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về giá trị pháp lý của thông tin và chứng từ điện tử được trao đổi theo các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử như sau:

Các thông tin, chứng từ điện tử được trao đổi giữa cơ quan nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với cơ quan, tổ chức thuộc các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia Việt Nam có giá trị pháp lý như chứng từ giấy khi đảm bảo các điều kiện sau:

- Đáp ứng đầy đủ những điều kiện được quy định tại các thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia.

- Được công nhận có giá trị pháp lý như chứng từ giấy tại các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, gia nhập.

- Đáp ứng đầy đủ những điều kiện quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 85/2019/NĐ-CP.

Khi thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN phải tuân thủ quy định gì?

Căn cứ tại Điều 39 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định khi thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN phải tuân thủ quy định sau:

- Việc trao đổi, sử dụng và chia sẻ các thông tin và chứng từ điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia để thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN phải phù hợp với thỏa thuận mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia với tư cách thành viên trong việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.

- Thông tin và dữ liệu được trao đổi và chia sẻ bởi Cổng thông tin một cửa quốc gia của một nước thành viên đến Cổng thông tin một cửa quốc gia của một quốc gia thành viên khác thông qua môi trường Cơ chế một cửa ASEAN sẽ được sử dụng và lưu trữ theo các quy định của thỏa thuận mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia với tư cách thành viên trong việc thực hiện Cơ chế một cửa ASEAN.

- Thông tin và chứng từ điện tử được truyền và trao đổi thông qua Cơ chế một cửa ASEAN được cơ quan hải quan sử dụng để thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và trao đổi, chia sẻ thông tin với các bộ, ngành đối với lĩnh vực liên quan.

Trách nhiệm của các Bộ trong việc trao đổi thông tin để thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử như thế nào?

Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực trong việc trao đổi thông tin để thực hiện các thỏa thuận, điều ước quốc tế về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử như sau:

- Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với bộ, ngành liên quan:

+ Xây dựng và triển khai Cổng thông tin một cửa quốc gia để triển khai Cơ chế một cửa ASEAN và trao đổi thông tin với với các quốc gia, vùng lãnh thổ có ký kết thỏa thuận, điều ước về trao đổi thông tin và chứng từ điện tử với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Đề xuất việc công nhận lẫn nhau đối với thông tin và chứng từ điện tử được trao đổi với các quốc gia và vùng lãnh thổ để đơn giản hóa hồ sơ chứng từ, thủ tục nhằm giảm thời gian thông quan và giải phóng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh.

- Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và bộ, ngành liên quan có trách nhiệm phối hợp với nhau trong việc trao đổi thông tin chứng từ xuất xứ hàng hóa điện tử, giấy kiểm dịch điện tử, chứng từ vận tải và các chứng từ thương mại liên quan khác với các nước thành viên ASEAN và các quốc gia, vùng lãnh thổ khác thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Điều ước quốc tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng là gì?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế về hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền phê duyệt của ai?
Pháp luật
Hồ sơ đề xuất gia nhập điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những tài liệu nào? Trình tự đề xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông báo tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ được thực hiện những biện pháp dự kiến của mình kể từ khi nào?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc rút khỏi điều ước đó nhưng vẫn có thể là đối tượng của việc rút khỏi khi nào?
Pháp luật
Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt? Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế này?
Pháp luật
Bên nêu lên lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế nhiều bên có bị chấm dứt chỉ vì lý do duy nhất là số lượng các bên trở nên thấp hơn số lượng cần thiết để điều ước có hiệu lực không?
Pháp luật
Một quốc gia thông báo lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế nhưng có sự phản đối của một bên khác thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Công tác điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những hoạt động nào? Việc quản lý công tác điều ước quốc tế được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều ước quốc tế
552 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều ước quốc tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào