Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững? Đảm bảo phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân?
Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững?
Theo Chỉ thị 13/CT-TTg 2022, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, Thị trường bất động sản có vai trò rất quan trọng trong việc giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực, thực tiễn thời gian qua sự phát triển của lĩnh vực bất động sản cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế, bất cập, vẫn chưa thực sự bền vững, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, như: cơ cấu hàng hóa bất động sản chưa hợp lý, giá sản phẩm bất động sản nhất là giá nhà ở còn khá cao so với thu nhập của người dân, cơ sở dữ liệu thông tin về thị trường bất động sản chưa đồng bộ, đầy đủ, thiếu tin cậy, thiếu minh bạch...
Một số tồn tại, bất cập cần tập trung tháo gỡ là: hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản còn một số nội dung chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn, chưa được bổ sung, sửa đổi kịp thời; việc phát triển các dự án bất động sản ở một số địa phương không theo quy hoạch và kế hoạch, chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường; trình tự thủ tục đầu tư còn được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, qua nhiều bước nên thời gian thực hiện thủ tục đầu tư bị kéo dài; quy định giao dịch bất động sản không bắt buộc qua sàn đã tạo cơ sở cho việc hình thành nên các “dự án ma”, các vụ việc lừa đảo khách hàng, mặt khác nhà nước cũng gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý thông tin về thị trường bất động sản, đồng thời xảy ra tình trạng thất thu thuế, thất thu cho ngân sách nhà nước; công tác quản lý nhà nước chưa chặt chẽ, chưa kịp thời, chưa đáp ứng tốt yêu cầu quản lý...
Nhằm khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên và tiếp tục thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.
Tại tiểu mục 1 Mục I Chỉ thị 13/CT-TTg 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
Rà soát các quy định của pháp luật để giải quyết các vấn đề trước mắt cũng như lâu dài theo hướng xây dựng công cụ chính sách lành mạnh, phù hợp, hiệu quả để bảo đảm liên thông, an toàn, chắc chắn giữa các thị trường vốn với thị trường bất động sản, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường bất động sản; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các cấp, nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất thí điểm cơ chế chính sách tạo động lực, xung lực mới cho phát triển thị trường.
Thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững? Đảm bảo phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân? (Hình từ Internet)
Đảm bảo phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân như thế nào?
Căn cứ điểm g, điểm h, điểm i tiểu mục 8 Mục II Chỉ thị 13/CT-TTg 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện:
- Rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định pháp luật, thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân trên địa bàn.
- Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, trong đó khẩn trương lập danh mục các dự án, rà soát quỹ đất, hoàn thiện thủ tục pháp lý, lựa chọn chủ đầu tư để thực hiện các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân khu công nghiệp, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn.
- Rà soát đối tượng, điều kiện trên cơ sở đó lập và công bố Danh mục các Chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo xây dựng lại chung cư cũ được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% thông qua hệ thống ngân hàng thương mại theo quy định của Nghị định về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.
- Phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh trong việc rà soát, tổng hợp nhu cầu của đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo quy định tại Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP, khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2001/NĐ-CP và các văn bản có liên quan, đảm bảo chính xác, phản ánh đúng nhu cầu thực tế của người dân.
- Khẩn trương hoàn thành kiểm định đánh giá chất lượng các nhà chung cư cũ còn lại trên địa bàn để xác định các nhà chung cư phải phá dỡ; sớm lập, phê duyệt Kế hoạch, danh mục dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư theo quy định của Nghị định 69/2001/NĐ-CP.
- Kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật.
Thực hiện tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong thị trường bất động sản?
Tại tiểu mục 9 Mục I Chỉ thị 13/CT-TTg 2022, tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán trong thị trường bất động sản được thực hiện như sau:
Tăng cường kiểm tra, thanh tra, kiểm toán để tháo gỡ các vướng mắc, xử lý sai phạm để bảo vệ thị trường, bảo vệ tài sản, bảo vệ con người, không hợp thức hóa sai phạm nhưng đánh giá khách quan, tìm hiểu nguyên nhân, có cơ chế tháo gỡ những vướng mắc thực tiễn đặt ra.
Đồng thời, làm tốt công tác truyền thông, có hình thức phù hợp hiệu quả, đẩy mạnh giáo dục, bồi dưỡng kiến thức tài chính, kiến thức pháp luật cho nhân dân, trong nhà trường và bằng các hình thức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỷ lệ tái chế, quy cách tái chế bắt buộc 2025 theo Nghị định 05/2025 đối với sản phẩm, bao bì ra sao?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế 2025 chính thức theo Nghị định 02/2025/NĐ-CP? Giấy hẹn khám lại sử dụng đến khi nào?
- Điều kiện năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình theo Nghị định 175? Điều kiện nhân sự để được cấp chứng chỉ năng lực là gì?
- Các trường hợp học sinh được đăng ký học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao?
- Mẫu Biên bản họp Hội đồng thành viên về việc giải thể công ty mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp?