Thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024 thực hiện theo trình tự thế nào?

Thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024 thực hiện theo trình tự thế nào? Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân của cá nhân gồm có những tài liệu gì?

Trình tự xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024 thực hiện như thế nào?

Ngày 03 tháng 5 năm 2024, Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành Quyết định 1302/QĐ-BGDĐT năm 2024 công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

Theo Mục 1 Phần II Quyết định 1302/QĐ-BGDĐT năm 2024 thì thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân được thực hiện theo trình tự như sau:

(1) Lấy phiếu tín nhiệm

- Người đứng đầu, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng và tương đương của đơn vị cơ sở tổ chức triển khai văn bản hướng dẫn về việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị (bao gồm cả nhà giáo, cán bộ quản lý tại cơ sở giáo dục, cán bộ quản lý tại cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ nghiên cứu giáo dục đã nghỉ hưu theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng);

Tổng hợp danh sách và hồ sơ của cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”.

- Tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”

+ Người đứng đầu, Giám đốc đại học, học viện, Hiệu trưởng và tương đương triệu tập cuộc họp toàn thể công chức, viên chức, người lao động làm việc hợp đồng có thời hạn từ 12 tháng trở lên trong đơn vị.

Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 3/4 tổng số công chức, viên chức, người lao động dự họp. Người đứng đầu đơn vị thông báo thành tích của từng cá nhân đề nghị xét tặng, tổ chức việc thảo luận, lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố công khai;

+ Đối với đơn vị có số công chức viên chức và người lao động từ 500 người trở lên, người đứng đầu, giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng và tương đương tổ chức cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm.

Cuộc họp được coi là hợp lệ khi có ít nhất 300 công chức, viên chức, người lao động dự họp. Người đứng đầu, giám đốc đại học, học viện, hiệu trưởng và tương đương quyết định hình thức lấy phiếu tín nhiệm đối với số công chức viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức, đơn vị không tham dự cuộc họp;

+ Cá nhân đạt số phiếu tín nhiệm từ 80% trở lên được đưa vào danh sách xét chọn của Hội đồng cơ sở của các đơn vị thuộc, trực thuộc bộ, ban, ngành, tỉnh, Công đoàn Giáo dục Việt Nam và đại học quốc gia, cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục hoặc Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị, cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý cấp huyện, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các đơn vị, cơ sở giáo dục trực thuộc các sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.

(2) Xét tặng tại Hội đồng các cấp theo trình tự, thủ tục sau:

- Tổ thư ký rà soát, tóm tắt thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” theo Mẫu số 04; báo cáo Chủ tịch Hội đồng quyết định công bố danh sách cá nhân, chức vụ, đơn vị công tác của cá nhân đề nghị xét tặng bằng hình thức niêm yết công khai hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị trong thời gian 07 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân.

Hội đồng cấp Nhà nước đăng tải danh sách cá nhân, chức vụ, đơn vị công tác của cá nhân đề nghị xét tặng trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Cổng thông tin điện tử của Chính phủ trong thời gian 10 ngày làm việc để lấy ý kiến nhân dân.

- Tổ thư ký tổng hợp kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả công khai danh sách cá nhân đề nghị xét tặng, gửi tài liệu, hồ sơ đề nghị xét tặng đến các thành viên Hội đồng và tổ chức cuộc họp Hội đồng.

- Hội đồng thẩm định về tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ; các tiêu chuẩn của cá nhân theo danh hiệu đề nghị.

- Hội đồng họp, thảo luận và tiến hành bỏ phiếu để chọn cá nhân có đủ tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”.

- Hội đồng cấp dưới hoàn thiện 01 bộ hồ sơ (bản giấy) theo quy định và gửi lên Hội đồng cấp trên.

- Hội đồng cấp Nhà nước hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ (qua Bộ Nội vụ) xem xét, trình Chủ tịch nước quyết định.

Thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024 thực hiện theo trình tự thế nào?

Thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024 thực hiện theo trình tự thế nào?

Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân của cá nhân gồm có những tài liệu gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 35/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” của cá nhân gồm:

Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” theo Mẫu số 01 của Phụ lục III kèm theo Nghị định 35/2024/NĐ-CP và bản sao các minh chứng tương ứng với tiêu chuẩn đề nghị xét tặng sau:

- Giấy xác nhận/chứng nhận hoặc quyết định của cơ quan quản lý có thẩm quyền đối với sáng kiến, bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, bằng bản quyền tác giả;

- Quyết định thành lập hội đồng nghiệm thu; biên bản nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ;

- Trang bìa giáo trình, sách chuyên khảo có ghi tên tác giả và nhà xuất bản, lời giới thiệu của nhà xuất bản (nếu có), quyết định thành lập hội đồng thẩm định, quyết định phê duyệt của nhà trường đưa giáo trình, sách chuyên khảo vào sử dụng tại cơ sở đào tạo;

- Quyết định phân công và bìa tài liệu bồi dưỡng, tập bài giảng, tài liệu huấn luyện, chương trình bồi dưỡng, chuyên đề giảng dạy, báo cáo chuyên đề, báo cáo kiến nghị, chương trình, đề án có xác nhận của cấp có thẩm quyền; danh mục bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế và kỷ yếu khoa học hội thảo quốc gia, quốc tế có phản biện, trang bìa tạp chí, kỷ yếu hội thảo có ghi tên tác giả;

- Quyết định hướng dẫn nghiên cứu sinh, học viên cao học, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú; quyết định công nhận cấp bằng tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú;

- Quyết định cử tham gia bồi dưỡng người học tham dự các kỳ thi quốc gia, quốc tế của cấp có thẩm quyền; tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa, xây dựng chương trình môn học, tài liệu giáo dục địa phương;

- Quyết định tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành;

- Giấy xác nhận các tác phẩm đã được trưng bày, biểu diễn, công diễn, dàn dựng, phát sóng;

- Giấy chứng nhận giải thưởng; bằng chứng nhận hoặc quyết định các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng có liên quan;

- Công hàm hoặc hợp đồng mời giảng dạy của cơ sở giáo dục nước ngoài có ghi rõ thời gian làm chuyên gia và quyết định cử đi làm chuyên gia giáo dục ở nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Mẫu tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất năm 2024 thế nào?

Mẫu tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân là mẫu số 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 35/2024/NĐ-CP.

Tải về Mẫu tờ trình đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân tại đây

Nhà giáo nhân dân
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính thành tích danh hiệu Nhà giáo nhân dân như thế nào? Khi nào công bố danh hiệu Nhà giáo nhân dân?
Pháp luật
Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam sẽ tiến hành xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú?
Pháp luật
Việc tổ chức Lễ trao tặng Danh hiệu 'Nhà giáo nhân dân', 'Nhà giáo ưu tú' được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Tờ trình Đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Mẫu Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 mới nhất?
Pháp luật
Trình tự, hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, 'Nhà giáo Ưu tú” được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Có mấy cấp Hội đồng được quy định trong xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”? Trình tự và hồ sơ xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân mới nhất 2024 thực hiện theo trình tự thế nào?
Pháp luật
Khi nào xét tặng, công bố danh hiệu và tổ chức trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú?
Pháp luật
Hồ sơ xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú của cá nhân gồm có những tài liệu gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà giáo nhân dân
489 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà giáo nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà giáo nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào