Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan?
- Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân?
- Xử phạt đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường?
- Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn?
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 69 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân cụ thể như sau:
(1) Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Chương II của Nghị định này thực hiện theo quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Thủ tục tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, đình chỉ hoạt động có thời hạn và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan?
Xử phạt đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường?
Tại khoản 2 Điều 69 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường cụ thể như sau:
(2) Đối với cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn mà có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gây ô nhiễm môi trường thì trách nhiệm của các cơ quan tổ chức thực hiện quyết định xử phạt như sau:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của bộ như sau:
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 01 huyện.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện việc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm nằm trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an nhân dân các cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không thuộc trường hợp trong khu vực của Ban Quản lý các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và nằm trên địa bàn 01 huyện;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì, phối hợp với cơ quan của người đã xử phạt, Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có cá nhân, tổ chức vi phạm và các cơ quan có liên quan tổ chức niêm phong nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị của cá nhân, tổ chức đó vào ngày bắt đầu áp dụng hình thức tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn được ghi trong quyết định xử phạt đối với trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn?
Đối với quy định về trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép môi trường có thời hạn thì tại khoản 3 Điều 69 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
(3) Trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn, bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc bị buộc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm được quy định như sau:
- Cá nhân, tổ chức bị tước quyền sử dụng giấy phép có thời hạn hoặc bị đình chỉ hoạt động có thời hạn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan chức năng hoàn thành nhiệm vụ và chỉ được phép hoạt động trở lại khi đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đã khắc phục xong hậu quả vi phạm;
- Cá nhân, tổ chức bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt, báo cáo kết quả thực hiện về cơ quan đã xử phạt và cơ quan đã cấp giấy phép để kiểm tra, giám sát;
- Đối với các trường hợp vi phạm gây ô nhiễm môi trường hoặc phải cải tạo, nâng cấp và xây dựng các công trình bảo vệ môi trường, cá nhân, tổ chức vi phạm phải khẩn trương khắc phục hậu quả vi phạm. Sau khi đã khắc phục xong hậu quả vi phạm, cá nhân, tổ chức phải gửi báo cáo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường đã khắc phục cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại điểm a khoản 1 Điều 70 của Nghị định này để kiểm tra, giám sát và cho phép vận hành thử nghiệm theo quy định.
Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?