Thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?
Thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí, báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí cập nhật như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày hoàn thành thẩm lượng phát hiện dầu khí, trên cơ sở báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí do nhà thầu lập được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí
Bước 2: Việc thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện của các bộ, ngành, tổ chức liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
Trong quá trình thẩm định, trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương có thể yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam lựa chọn tổ chức tư vấn có đủ điều kiện năng lực để thẩm tra báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Kinh phí thuê tư vấn thẩm tra được lấy từ nguồn chi phí quản lý, giám sát các hợp đồng dầu khí quy định tại điểm c khoản 4 Điều 64 Luật Dầu khí 2022.
Tổ chức tư vấn thẩm tra phải độc lập về pháp lý, tài chính với nhà thầu.
Thời gian thẩm tra không quá 90 ngày.
Bước 3: Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (bao gồm báo cáo thẩm tra của tổ chức tư vấn, nếu có yêu cầu), hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt
Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí.
Thủ tục thẩm định và phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm:
- Tờ trình đề nghị phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí của phát hiện dầu khí đã được thẩm lượng;
- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có);
- Báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm các nội dung chính như sau:
+ Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí;
+ Tài liệu khảo sát địa chấn và phương pháp địa vật lý thăm dò khác; tài liệu khoan; tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
+ Địa chất khu vực, địa chất mỏ;
+ Thông số vỉa chứa bao gồm thành tạo địa chất các thân chứa dầu khí, địa vật lý giếng khoan, công nghệ mỏ, kết quả khai thác, bơm ép dầu, khí, nước (nếu có);
+ Tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí của phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí;
+ Kết luận và kiến nghị.
- Bản tóm tắt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí;
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Dầu khí 2022 quy định như sau:
Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí
1. Trên cơ sở kết quả thăm dò, thẩm lượng dầu khí, nếu phát hiện dầu khí có tính thương mại trong diện tích hợp đồng dầu khí, nhà thầu lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí trình Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương thẩm định, phê duyệt.
2. Nội dung chính của báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm:
a) Lịch sử tìm kiếm thăm dò, thẩm lượng, phát triển và khai thác dầu khí;
b) Tài liệu khảo sát địa chấn và phương pháp địa vật lý thăm dò khác; tài liệu khoan; tài liệu khảo sát và nghiên cứu khác;
c) Địa chất khu vực, địa chất mỏ;
d) Thông số vỉa chứa bao gồm thành tạo địa chất các thân chứa dầu khí, địa vật lý giếng khoan, công nghệ mỏ, kết quả khai thác, bơm ép dầu, khí, nước (nếu có);
đ) Tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu, trữ lượng dầu khí của phát hiện dầu khí, mỏ dầu khí;
e) Kết luận và kiến nghị.
3. Nội dung thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm:
a) Đánh giá kết quả thực hiện công tác thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
b) Tính hợp lý về địa chất, mô hình địa chất vỉa chứa, thông số vỉa chứa và công nghệ mỏ;
c) Tính hợp lý và độ tin cậy của kết quả tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu và trữ lượng dầu khí.
4. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tài nguyên, trữ lượng dầu khí của các mỏ dầu khí trên lãnh thổ Việt Nam và cập nhật hằng năm thông tin về tài nguyên, trữ lượng dầu khí báo cáo Bộ Công Thương.
....
Theo đó, thẩm định báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung:
- Đánh giá kết quả thực hiện công tác thăm dò, thẩm lượng dầu khí;
- Tính hợp lý về địa chất, mô hình địa chất vỉa chứa, thông số vỉa chứa và công nghệ mỏ;
- Tính hợp lý và độ tin cậy của kết quả tính toán dầu khí tại chỗ ban đầu và trữ lượng dầu khí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?