Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất do các Bộ, ngành thực hiện gồm những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP gồm những nội dung chủ yếu nào?
- Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất ra sao?
- Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất gồm những nội dung gì?
Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP gồm những nội dung chủ yếu nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 35/2021/BĐ-CP, khoản 2 Điều 19 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Sự cần thiết đầu tư; lợi thế đầu tư theo phương thức PPP so với các hình thức đầu tư khác; kết quả tiếp thu ý kiến về tác động của việc thực hiện dự án theo phương thức PPP khi có ý kiến của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh nơi thực hiện dự án, hiệp hội nghề nghiệp liên quan đến lĩnh vực đầu tư;
- Sự phù hợp của dự án với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
- Mục tiêu; quy mô; địa điểm; nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên khác;
- Tiến độ; thời gian thực hiện dự án bao gồm: thời hạn hợp đồng, thời gian xây dựng công trình đối với dự án có cấu phần xây dựng;
- Thuyết minh yêu cầu về phương án kỹ thuật, công nghệ, tiêu chuẩn chất lượng của công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm, dịch vụ công; hồ sơ thiết kế theo quy định của pháp luật về xây dựng, pháp luật khác có liên quan; liên hệ giữa các dự án thành phần (nếu có);
- Loại hợp đồng dự án PPP; phân tích rủi ro và biện pháp quản lý rủi ro của dự án;
- Các hình thức ưu đãi, bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu;
- Tổng mức đầu tư; phương án tài chính của dự án; dự kiến vốn nhà nước trong dự án và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có); kết quả khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư và bên cho vay (nếu có); khả năng huy động vốn để thực hiện dự án; phương án tổ chức quản lý, kinh doanh hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất do các Bộ, ngành thực hiện gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất ra sao?
Căn cứ theo nội dung tại khoản c tiểu mục 2 Mục 2 Phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BKHĐT năm 2019. Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư bao gồm:
- Hồ sơ báo cáo nghiên cứu khả thi do nhà đầu tư chuẩn bị:
+ Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Hồ sơ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của cơ quan, tổ chức thẩm định:
+ Tờ trình phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi;
+ Báo cáo nghiên cứu khả thi;
+ Báo cáo thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi;
+ Quyết định chủ trương đầu tư dự án (trừ dự án nhóm C); báo cáo thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn đối với dự án nhóm C sử dụng vốn đầu tư công;
+ Các tài liệu, văn bản pháp lý có liên quan.
Trong đó, số lượng hồ sơ là 01 bộ.
Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất gồm những nội dung gì?
Thủ tục thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP do nhà đầu tư đề xuất được thực hiện theo tiểu mục 2 Mục 2 Phần A Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 244/QĐ-BKHĐT năm 2019. Cụ thể như sau:
(1) Trình tự thực hiện
- Nhà đầu tư được giao lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, gửi Bộ, ngành;
- Đơn vị được Bộ, ngành giao nhiệm vụ tổ chức thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi;
- Bộ, ngành phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi.
(2) Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại cơ quan của đơn vị thẩm định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bằng văn bản.
(3) Thời hạn giải quyết:
Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi gồm:
- Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;
- Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;
- Đối với dự án nhóm B, nhóm C: Không quá 30 ngày.
(4) Cơ quan thực hiện:
- Thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi:
+ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án quan trọng quốc gia; dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài làm vốn góp của Nhà nước trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, tôn giáo;
+ Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án không thuộc trường hợp Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, Cá nhân.
(6) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Báo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
(7) Lệ phí: không có
(8) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục: Đối với dự án BT, quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/2.000 hoặc 1/500 (nếu có) của quỹ đất dự kiến thanh toán cho nhà đầu tư phải được lập và phê duyệt theo quy định của pháp luật trước khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?