Thủ tục thẩm định nội bộ của Vụ Pháp chế đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Bộ Y tế như thế nào?
Thủ tục thẩm định nội bộ của Vụ Pháp chế đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Bộ Y tế như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục thẩm định nội bộ của Vụ Pháp chế đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đối với Bộ Y tế như sau:
Trình tự thực hiện:
Bước 1. Chậm nhất vào ngày 01 tháng 10 hằng năm, đơn vị đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết phải gửi hồ sơ đề nghị xây dựng đến Vụ Pháp chế để thẩm định nội bộ.
Bước 2. Vụ Pháp chế tổ chức họp Hội đồng thẩm định nội bộ hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do đơn vị đề nghị xây dựng gửi đến.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp
Thành phần hồ sơ:
+ Tờ trình đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, trong đó phải nêu rõ: sự cần thiết ban hành luật, pháp lệnh; mục đích, quan điểm xây dựng luật, pháp lệnh; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của luật, pháp lệnh; mục tiêu, nội dung của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành luật, pháp lệnh sau khi được Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua; thời gian dự kiến trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua dự án luật, pháp lệnh;
+ Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác; bản chụp ý kiến góp ý;
+ Đề cương dự thảo luật, pháp lệnh.
Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ
Thủ tục thẩm định nội bộ của Vụ Pháp chế đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết đối với Bộ Y tế như thế nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục thẩm định nội bộ của Vụ Pháp chế đối với đề nghị xây dựng nghị định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2, 3 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định thủ tục thẩm định nội bộ của Vụ Pháp chế đối với đề nghị xây dựng nghị định như sau:
-Trường hợp 1: Đối với việc xây dựng nghị định để quy định:
+ Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
+ Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Trình tự thực hiện:
- Vụ Pháp chế thẩm định nội bộ hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do đơn vị đề nghị xây dựng gửi đến.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp
- Trường hợp 2: Đối với việc xây dựng nghị định để quy định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
Trình tự thực hiện:
Vụ Pháp chế thẩm định nội bộ hồ sơ đề nghị xây dựng nghị định trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do đơn vị đề nghị xây dựng gửi đến.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp
Hồ sơ thẩm định nội bộ của Vụ Pháp chế đối với đề nghị xây dựng nghị định gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2, 3 Mục IV thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3096/QĐ-BYT năm 2023 quy định hồ sơ thẩm định nội bộ của Vụ Pháp chế đối với đề nghị xây dựng nghị định bao gồm:
Đối với trường hợp 1
- Tờ trình đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị định; mục đích, quan điểm xây dựng nghị định; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị định; mục tiêu, nội dung chính sách trong nghị định, các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn và lý do của việc lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị Chính phủ xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm việc thi hành nghị định.
- Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị định, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động của thủ tục hành chính, đánh giá tác động về giới (nếu có).
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng các vấn đề liên quan đến chính sách.
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý.
- Đề cương dự thảo nghị định.
- Tài liệu khác (nếu có).
Đối với trường hợp 2
- Thuyết minh về đề nghị xây dựng nghị định, trong đó nêu rõ tên văn bản; sự cần thiết, căn cứ pháp lý ban hành văn bản; chính sách cơ bản, nội dung chính của văn bản; các đề xuất về sửa đổi, bổ sung, thay thế ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định tại Điều 6 Thông tư 29/2019/TT-BYT
- Đề cương dự thảo nghị định và thông tin về cơ quan chủ trì soạn thảo, nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản, thời gian dự kiến trình Chính phủ (cụ thể đến tháng);
- Bản đánh giá thủ tục hành chính (nếu có thủ tục hành chính);
- Ý kiến của các cơ quan, đơn vị theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế tài nguyên đối với khai thác khoáng sản? Thuế tài nguyên có khai quyết toán thuế hằng năm không?
- Người tham gia phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình những gì?
- Việc đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia được quy định thế nào? Quy định về việc quản lý các vấn đề liên quan đến tài khoản?
- Thu hồi sản phẩm là gì? Khi thông báo bằng văn bản về việc thu hồi sản phẩm thì chủ sản phẩm có trách nhiệm gì?
- Trong tố tụng hình sự, người bào chữa có thể đồng thời là người giám định trong cùng một vụ án hình sự không?