Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào? Những ai phải thực hiện thủ tục hải quan?
Pháp luật quy định thế nào về thủ tục hải quan?
Căn cứ theo nội dung tại khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014, khái niệm "thủ tục hải quan" được định nghĩa như sau:
Giải thích từ ngữ
...
23. Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của Luật này đối với hàng hóa, phương tiện vận tải.
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào? Những ai phải thực hiện thủ tục hải quan?
Ai phải thực hiện thủ tục hải quan?
Theo định nghĩa về "thủ tục hải quan" tại khoản 23 Điều 4 Luật Hải quan 2014 nêu trên, các đối tượng phải thực hiện thủ tục hải quan bao gồm: Người khai hải quan và Công chức hải quan.
Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật Hải quan 2014, người khai hải quan được quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
...
14. Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan.
Về công chức hải quan, khoản 1 Điều 15 Luật Hải quan 2014 có đề cập như sau:
Công chức hải quan
1. Công chức hải quan là người có đủ điều kiện được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan hải quan; được đào tạo, bồi dưỡng và quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm những gì?
Căn cứ Mục 2 Công văn 4953/TCHQ-GSQL năm 2022 của Tổng cục Hải quan Trả lời Công văn của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam về thủ tục hải quan đối với gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính.
Theo đó, thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện dựa trên Điều 7 Thông tư 49/2015/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 56/2019/TT-BTC như sau:
Thủ tục hải quan điện tử đối với gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với gói, kiện hàng hóa nhóm 1
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp:
a.1) Khai và gửi đầy đủ các chỉ tiêu thông tin trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp, tờ khai hàng hóa xuất khẩu trị giá thấp theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư này đến Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan; nhận thông tin phản hồi từ Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.
a.2) Xuất trình hồ sơ hải quan để cơ quan hải quan kiểm tra đối với tờ khai hải quan được phân luồng vàng. Xuất trình hồ sơ và hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra trong trường hợp tờ khai hải quan được phân luồng đỏ.
a.3) Khai bổ sung
a.3.1) Thực hiện khai bổ sung đối với các trường hợp được khai bổ sung theo khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
a.3.2) Thủ tục khai bổ sung:
Khai các chỉ tiêu thông tin được khai bổ sung theo hướng dẫn tại phần A và phần C Phụ lục I Danh mục 1 ban hành kèm theo Thông tư này và thực hiện thủ tục khai bổ sung quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
a.4) Thực hiện hủy tờ khai hải quan trong các Trường hợp sau:
a.4.1) Các trường hợp quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC;
a.4.2) Khai nhiều tờ khai hải quan cho cùng một gói, kiện hàng hóa (khai trùng thông tin tờ khai);
a.4.3) Gói, kiện hàng hóa nhập khẩu đã khai tờ khai hải quan và hoàn thành thủ tục tiêu hủy tại Việt Nam theo quy định;
a.4.4) Tờ khai hải quan được khai báo theo nhóm gói, kiện hàng hóa không đúng quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư này sau khi xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;
a.4.5) Tờ khai hải quan trị giá thấp khai sai các chỉ tiêu thông tin không được phép khai sửa đổi, bổ sung quy định tại phần B Phụ lục I Danh mục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp: tờ khai hải quan nhập khẩu trị giá thấp đã được thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa đã qua khu vực giám sát hải quan; tờ khai hải quan xuất khẩu trị giá thấp đã thông quan hoặc giải phóng hàng và hàng hóa thực tế đã xuất khẩu;
a.4.6) Người nhận hàng từ chối nhận gói, kiện hàng hóa nhập khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa thông quan.
a.5) Thủ tục hủy tờ khai hải quan:
a.5.1) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4.1 khoản này, thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
a.5.2) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4.2, điểm a.4.5, điểm a.4.6 khoản này, thực hiện hủy tờ khai hải quan như đối với trường hợp hủy tờ khai hải quan theo yêu cầu của người khai hải quan quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
a.5.3) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4.3 khoản này, thực hiện hủy tờ khai hải quan như đối với trường hợp tờ khai hải quan đã đăng ký nhưng hàng hóa không đáp ứng các quy định về quản lý, kiểm tra chuyên ngành, sau khi xử lý vi phạm với hình thức phạt bổ sung là buộc phải tái xuất hoặc tiêu hủy quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
a.5.4) Đối với trường hợp quy định tại điểm a.4.4 khoản này, doanh nghiệp phải thực hiện hủy tờ khai hải quan trước khi khai tờ khai hải quan mới. Thủ tục hủy tờ khai hải quan được thực hiện như đối với trường hợp tờ khai hải quan không có giá trị làm thủ tục hải quan quy định tại khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
a.6) Thực hiện các quyết định của cơ quan hải quan theo quy định.
b) Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
b.1) Kiểm tra hồ sơ hải quan, hồ sơ khai sửa đổi, bổ sung (nếu có) trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo quy định tại các Điều 23, Điều 24 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12, khoản 13 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC; Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC và khoản 9, khoản 14, khoản 15, khoản 16 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
b.2) Kiểm tra thực tế gói, kiện hàng hóa theo quy định về kiểm tra thực tế hàng hóa đối với những lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu khi làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu theo khoản 18 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và xử lý kết quả kiểm tra hải quan theo khoản 19 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC.
b.3) Thực hiện thông quan gói, kiện hàng hóa theo quy định.
b.4) Thực hiện hủy tờ khai hải quan theo quy định tại điểm a.4 và điểm a.5 Khoản này.
2. Đối với gói, kiện hàng hóa nhóm 2
a) Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC .
b) Về kiểm tra trị giá hải quan, xử lý kết quả kiểm tra trị giá hải quan và xác định xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định pháp luật về trị giá hải quan, xác định xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
c) Thủ tục hủy tờ khai hải quan thực hiện theo quy định tại điểm a.4, điểm a.5 khoản 1 Điều này.
Như vậy, thủ tục hải quan điện tử đối với gói, kiện hàng hóa nhóm 1 và gói, kiện hàng hóa nhóm 2 được hiện dựa vào quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025? Bằng lái xe cũ có được tiếp tục sử dụng từ 2025 không?
- Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào? Hạn nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào theo quy định?
- Lệ phí môn bài bậc 2 bao nhiêu tiền năm 2025? Tính tiền chậm nộp thuế môn bài 2025 ra sao?
- Viết đoạn văn thể hiện cảm xúc về một bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình lớp 5 mẫu tham khảo?
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?