Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con như thế nào? Mẫu đơn khởi kiện cấp dưỡng nuôi con mới nhất?
Tiền cấp dưỡng cho con là gì? Đối tượng được cấp dưỡng là ai?
- Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 giải thích:
- Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà cả hai có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên.
+ Ngoải ra, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn túng thiếu cũng sẽ được cấp dưỡng.
- Như vậy, tiền cấp dưỡng cho con có thể được coi là số tiền mà người cha hoặc người mẹ khi ly hôn mà không trực tiếp nuôi con phải chu cấp cho con chưa đủ 18 tuổi hoặc con đã đủ 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
+ Con chưa thành niên: con chưa đủ 18 tuổi. Pháp luật quy định trường hợp cha, mẹ ly hôn khi con chưa đủ 18 tuổi, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải chi trả tiền cấp dưỡng để đảm bảo quyền lợi cho con về tài sản cho đến khi con trưởng thành.
+ Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình: con đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị tâm thần, bị khiếm khuyết về thể chất không có khả năng lao động và đặc biệt phải kèm theo điều kiện là không có tài sản để tự nuôi mình.
Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha, mẹ ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?
- Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định rằng cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
- Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền:
+ Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
+ Yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
Như vậy, từ những quy định trên, cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ mà người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện theo thỏa thuận giữa vợ chồng khi ly hôn hoặc theo Bản án/quyết định của Tòa án.
Theo đó, người được giao nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình.
Thủ tục đòi tiền cấp dưỡng cho con như thế nào? Mẫu đơn khởi kiện cấp dưỡng nuôi con mới nhất? (Hình internet)
Đòi tiền cấp dưỡng cho con theo thủ tục nào? Mẫu đơn khởi kiện cấp dưỡng nuôi con mới nhất?
*Hồ sơ khởi kiện: khi khởi kiện về vấn đề yêu cầu tiền cấp dưỡng cho con thì cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn khởi kiện về việc đòi tiền cấp dưỡng
- Chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân (có chứng thực hoặc công chứng)
- Bản án, quyết định ly hôn
- Chứng cứ chứng minh thu nhập của vợ, chồng
- Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con
- Tài liệu khác có liên quan.
* Thủ tục khởi kiện: Căn cứ Điều 190, Điều 191, Điều 195, Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 53, Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP thì thủ tục khởi kiện như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện về việc đòi tiền cấp dưỡng tại Tòa án có thẩm quyền
- Bước 2: Nhận kết quả xử lý đơn
- Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và thụ lý vụ án
- Bước 4: Tòa án sẽ triệu tập lấy lời khai, hòa giải và tiến hành thủ tục theo quy định pháp luật Tố tụng dân sự
- Bước 5: Trong trường hợp, Tòa án không chấp nhận yêu cầu đòi tiền cấp dưỡng, người yêu cầu có quyền kháng cáo để Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử phúc thẩm theo quy định pháp luật.
- Tải mẫu đơn khởi kiện bấm vào Tải về - Mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)
Mức phạt nào với trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng mà người trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ đối mặt với các hình thức xử phạt sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn (điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP);
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án nhưng trì hoãn thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.. ( điểm c khoản 3 Điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng quy định tại Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) nếu có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng; sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Phiếu đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Ai có thẩm quyền đề nghị xử lý kỷ luật công đoàn?
- Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân được cấp cho ai? Chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân sẽ do cơ quan nào cấp?
- Bạo lực học đường là hành vi như thế nào? Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường được thực hiện như thế nào?
- Tố tụng hình sự là gì? Ai ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự? 27 nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật Tố tụng Hình sự?
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?