Thủ tục đổi căn cước công dân hết hạn 2024 thực hiện như thế nào? Có phải đổi thẻ căn cước công dân khi Luật Căn cước phát sinh hiệu lực?
Thủ tục đổi căn cước công dân hết hạn 2024 thực hiện như thế nào?
>> Xem thêm: Hướng dẫn làm Căn cước cho trẻ từ 6 đến dưới 14 tuổi online
>> Xem thêm: Thủ tục làm thẻ căn cước cho trẻ dưới 14 tuổi từ ngày 1/7/2024
>> Xem thêm: Hướng dẫn làm căn cước cho trẻ dưới 6 tuổi online
>> Xem thêm: Thủ tục đổi thẻ căn cước hết hạn từ 1/7/2024 được thực hiện như thế nào?
>> Xem thêm: Hướng dẫn làm passport online gắn chip bằng VNeID trên điện thoại
Theo Điều 23 Luật Căn cước công dân 2014, thẻ Căn cước công dân hết hạn thuộc trường hợp phải đổi thẻ.
Thủ tục đổi căn cước công dân hết hạn được quy định tại Điều 24 Luật Căn cước công dân 2014 và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 59/2021/TT-BCA và Thông tư 60/2021/TT-BCA.
Thủ tục đổi căn cước công dân hết hạn được thực hiện qua những bước sau:
Bước 1:
Công dân điền vào Tờ khai căn cước công dân hoặc in Tờ khai căn cước công dân mà công dân đã kê khai trên trang thông tin điện tử dịch vụ công trực tuyến để công dân kiểm tra lại thông tin, ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên.
Công dân có thể lựa chọn một trong các nơi sau đây để làm thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn:
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Bộ Công an;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tại cơ quan quản lý căn cước công dân của Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương;
- Cơ quan quản lý căn cước công dân có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của công dân trong trường hợp cần thiết.
Bước 2:
- Trường hợp Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chưa đi vào vận hành thì công dân xuất trình số hộ khẩu. Trường hợp thông tin trên số hộ khẩu chưa đầy đủ hoặc không thống nhất với thông tin công dân khai trên Tờ khai Căn cước công dân thì yêu cầu công dân xuất trình Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác về những thông tin cần ghi trong Tờ khai Căn cước công dân;
- Nộp lại thẻ Căn cước công dân;
- Cán bộ tiếp công dân đối chiếu thông tin trên Tờ khai căn cước công dân với thông tin trên các giấy tờ công dân xuất trình. Nếu thông tin kê khai không đúng quy định thì hướng dẫn công dân kê khai lại Tờ khai căn cước công dân.
Nếu thông tin kê khai đúng quy định thì tập hợp thành hồ sơ và thực hiện tiếp các bước sau:
+ Thu nhận vân tay của công dân: Thu nhận vân tay chụm của 4 ngón bàn tay phải; vân tay chụm của 4 ngón bàn tay trái; vân tay của 2 ngón cái.
Trường hợp nếu không thu nhận được đủ 10 vân tay của công dân thì mô tả và nhập thông tin về tình trạng vân tay không thu nhận được;
+ Chụp ảnh chân dung của công dân;
+ In Phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, chuyển cho công dân kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên và cán bộ thu nhận thông tin kiểm tra, ký, ghi rõ họ tên.
Bước 3:
Cán bộ cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho người đến làm thủ tục.
Bước 4:
Nhận kết quả tại nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Thủ tục đổi căn cước công dân hết hạn 2024 thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Có phải đổi thẻ căn cước công dân khi Luật Căn cước phát sinh hiệu lực?
Ngày 27/11/2023, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Căn cước (có hiệu lực kể từ 1/7/2024). Với việc đổi tên gọi từ Luật Căn cước công dân sang luật Căn cước, thẻ Căn cước công dân cũng sẽ có tên gọi mới là Thẻ căn cước.
Tại Điều 46 Luật Căn cước 2023 quy định về chuyển tiếp quy định rõ: Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Như vậy, khi Luật Căn cước phát sinh hiệu lực thì thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật Căn cước có hiệu lực thi hành (1/7/2024) có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.
Thẻ Căn cước công dân có giá trị sử dụng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014 thì:
- Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
- Thẻ Căn cước công dân được sử dụng thay cho việc sử dụng hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được yêu cầu công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân để kiểm tra về căn cước và các thông tin quy định tại Điều 18 Luật Căn cước công dân 2014; được sử dụng số định danh cá nhân trên thẻ Căn cước công dân để kiểm tra thông tin của người được cấp thẻ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Khi công dân xuất trình thẻ Căn cước công dân theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đó không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Luật Căn cước công dân 2014.
- Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích chính đáng của người được cấp thẻ Căn cước công dân theo quy định của pháp luật.
*Lưu ý: Từ ngày 01/7/2024 Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thì Luật Căn cước công dân 2014 hết hiệu lực.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?