Thủ tục đề cử trong Đảng mới nhất theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như thế nào? Đảng viên có những nhiệm vụ gì?

Thủ tục đề cử trong Đảng mới nhất theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như thế nào? Đảng viên có những nhiệm vụ gì?

Thủ tục đề cử trong Đảng mới nhất theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như thế nào?

Ngày 10/10/2024, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng, trong đó có nội dung về thành phần hồ sơ ứng cử cấp ủy của đảng viên không phải là đại biểu của đại hội.

Theo đó, tại Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 có quy định về đề cử và thủ tục đề cử trong Đảng mới nhất như sau:

- Đề cử được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

+ Đoàn chủ tịch (chủ tịch) đại hội (hội nghị) đề cử danh sách nhân sự do cấp ủy triệu tập đại hội (hội nghị) chuẩn bị.

+ Ở đại hội đảng viên, đảng viên chính thức, đảng viên sinh hoạt tạm thời và đảng viên dự bị đều có quyền đề cử đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên hoặc để được bầu vào cấp ủy cấp mình.

+ Ở đại hội đại biểu, đại biểu chính thức đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp ủy; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

+ Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu vào ban thường vụ tại hội nghị ban chấp hành; đề cử ủy viên ban thường vụ để được bầu làm bí thư, phó bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024).

+ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề cử Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khác để được bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương; đề cử ủy viên Bộ Chính trị để được bầu làm Tổng Bí thư (trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024).

+ Ủy viên ban chấp hành đề cử ủy viên ban chấp hành khác để được bầu làm ủy viên ủy ban kiểm tra; đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra để được bầu làm chủ nhiệm ủy ban kiểm tra (trừ các trường hợp quy định tại Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024).

+ Ủy viên ủy ban kiểm tra đề cử ủy viên ủy ban kiểm tra khác để được bầu làm phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.

- Thủ tục đề cử:

+ Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức của tổ chức đảng cấp mình bằng hình thức đề cử trực tiếp hoặc bằng văn bản gửi đoàn chủ tịch đại hội. Ở đại hội đại biểu cấp cơ sở, việc đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu chính thức của đại hội để được bầu vào cấp ủy bằng văn bản, có ý kiến đồng ý của người được đề cử.

+ Ở đại hội đại biểu cấp huyện và tương đương trở lên, đại biểu chính thức của đại hội đề cử những đảng viên là đại biểu và những đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội đảng bộ cấp mình để được bầu vào cấp ủy; đề cử đại biểu chính thức của đại hội cấp mình để được bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.

Đại biểu chính thức của đại hội khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu của đại hội để bầu vào cấp ủy thì phải đề cử bằng văn bản kèm hồ sơ của người đó theo quy định và phải được sự đồng ý của người được đề cử bằng văn bản.

+ Cấp ủy triệu tập đại hội có nhiệm vụ giúp đại hội thẩm tra, xác minh lý lịch, tiêu chuẩn của người được đề cử, ứng cử tại đại hội.

- Người đề cử nhân sự tham gia cấp ủy tại đại hội phải chịu trách nhiệm trước đại hội về tiêu chuẩn, điều kiện tham gia cấp ủy của người mà mình đề cử. Sau đại hội, nếu xác minh người được đề cử không đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định thì tùy theo mức độ vi phạm, người đề cử sẽ bị xem xét xử lý theo quy định của Đảng.

Theo đó, thủ tục đề cử trong Đảng mới nhất theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 được thực hiện theo quy định như đã nêu trên.

Thủ tục đề cử trong Đảng mới nhất theo Quyết định 190-QĐ/TW như thế nào? Đảng viên có những nhiệm vụ gì? (Ảnh từ internet)

Thủ tục đề cử trong Đảng mới nhất theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 như thế nào? Đảng viên có những nhiệm vụ gì? (Ảnh từ internet)

Đảng viên có những nhiệm vụ gì?

Căn cứ Điều 2 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định Đảng viên có những nhiệm vụ như sau:

- Tuyệt đối trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục tùng tuyệt đối sự phân công và điều động của Đảng.

- Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành quy định của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cực tham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vận động gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Tham gia xây dựng, bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục tùng kỷ luật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúng quy định.

Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 9 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung cơ bản của nguyên tắc đó là:

- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.

- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp uỷ).

- Cấp uỷ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp uỷ cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.

- Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.

- Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.

- Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.

Quy chế bầu cử trong Đảng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cách xác định kết quả bầu cử trong đảng khi có số phiếu bằng nhau được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của ban thẩm tra tư cách đại biểu của đại hội là gì? Trách nhiệm cung cấp tài liệu cho ban thẩm tra tư cách đại biểu?
Pháp luật
Quy chế bầu cử đại hội đảng viên của đảng bộ bộ phận? Tải về mẫu quy chế bầu cử đại hội đảng viên của đảng bộ bộ phận?
Pháp luật
Quy chế bầu cử trong Đảng 190 thế nào? Quy chế bầu cử trong Đảng mới nhất hiện nay đang áp dụng?
Pháp luật
Hướng dẫn 04-HD/TW một số vấn đề cụ thể thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng ra sao? Tải về Hướng dẫn 04-HD/TW năm 2024?
Pháp luật
Mẫu Phiếu bầu cử Đại hội chi bộ? Tổng hợp Mẫu Phiếu bầu cử Đại hội chi bộ? Phiếu bầu cử Đại hội chi bộ hợp lệ và không hợp lệ khi nào?
Pháp luật
Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu bầu cấp ủy Chi bộ - bầu có số dư? Quy định về số dư và danh sách bầu cử tại đại hội chi bộ?
Pháp luật
Hướng dẫn soạn thảo dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27? Dự thảo nghị quyết Đại hội chi bộ nhiệm kỳ 25 27 có dạng như thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Phiếu bầu cử trong Đảng không hợp lệ trong trường hợp nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản kiểm phiếu giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Mẫu Biên bản bầu cử cấp ủy Chi bộ? Cách lập Mẫu Biên bản bầu cử cấp ủy Chi bộ nhiệm kỳ mới chi tiết?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy chế bầu cử trong Đảng
454 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy chế bầu cử trong Đảng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quy chế bầu cử trong Đảng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào