Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào?
- Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất bao gồm những gì?
- Mẫu đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mới nhất có dạng như thế nào?
- Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa là gì?
Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào?
Tại tiểu mục 1 Mục II thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 có nêu rõ thủ tục đăng ký di vật, , cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất như sau:
Trình tự thực hiện:
- Chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia gửi Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao nơi cư trú.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét và trả lời về thời hạn tổ chức đăng ký.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cho chủ sở hữu di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Cách thức thực hiện:
Nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao sở tại.
Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục đăng ký, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao cấp Giấy chứng nhận đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
Đối tượng thực hiện TTHC: Cá nhân, tổ chức
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Tổ đăng ký di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao.
Thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất bao gồm những gì?
Tại tiểu mục 1 Mục II thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 có nêu rõ hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương mới nhất bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
Số lượng hồ sơ đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia cấp địa phương: 01 (bộ).
Mẫu đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mới nhất có dạng như thế nào?
Căn cứ tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2023/TTBVHTTDL có nêu rõ mẫu đơn đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia mới nhất có dạng như sau:
Tải mẫu đơn xin đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia: tại đây
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa là gì?
Căn cứ theo quy định tại Chương 2 Luật Di sản văn hóa 2001 có nêu rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa như sau:
(1) Tổ chức, cá nhân có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Sở hữu hợp pháp di sản văn hoá;
- Tham quan, nghiên cứu di sản văn hoá;
- Tôn trọng, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh; giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất;
- Ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lý kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
(2) Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện các quy định tại (1)
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hoá có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất;
- Gửi sưu tập di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
(3) Tổ chức, cá nhân quản lý trực tiếp di sản văn hoá có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Bảo vệ, giữ gìn di sản văn hoá;
- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại di sản văn hoá;
- Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi gần nhất khi di sản văn hoá bị mất hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại;
- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hoá;
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quyết định 3638/QĐ-BVHTTDL năm 2023 sẽ có hiệu lực từ ngày 15/01/2024
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?