Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cấp trung ương từ 30/10/2024 như thế nào?
Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập cấp trung ương từ 30/10/2024 như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần II Quyết định 3703/QĐ-BNN-LN năm 2024 quy định về thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tại cấp trung ương như sau:
(1) Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp, tiếp nhận hồ sơ
Vườn quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý) có trách nhiệm xây dựng phương án chuyển loại rừng, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Bước 2: Thẩm định
Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định chuyển loại rừng.
- Bước 3: Quyết định phê duyệt
Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chuyển loại rừng.
(2) Cách thức thực hiện: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử.
(3) Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị của cơ quan xây dựng phương án chuyển loại rừng;
- Thuyết minh phương án chuyển loại rừng.
(4) Thời hạn giải quyết: Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chuyển loại rừng: 50 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
(5) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
- Vườn quốc gia thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ thành lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý).
(6) Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Người có thẩm quyền quyết định: Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập từ 30/10/2024 như thế nào? (Hình ảnh Internet)
Phân loại rừng như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phân loại rừng như sau:
(1) Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
- Rừng đặc dụng;
- Rừng phòng hộ;
- Rừng sản xuất.
(2) Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
(3) Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
(4) Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
(5) Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.
(6) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ.
Nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp như thế nào?
Căn cứ Điều 3 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về nguyên tắc hoạt động lâm nghiệp như sau:
- Rừng được quản lý bền vững về diện tích và chất lượng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Xã hội hóa hoạt động lâm nghiệp; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của chủ rừng, tổ chức, cá nhân hoạt động lâm nghiệp.
- Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.
- Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư liên quan trong hoạt động lâm nghiệp.
- Tuân thủ điều ước quốc tế liên quan đến lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật Lâm nghiệp 2017 hoặc văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
- Kiểm tra hải quan là gì? Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan theo quy định pháp luật?