Thông tư 46/2023/TT-BCT hướng dẫn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 15/02/2024?
Thông tư 46/2023/TT-BCT hướng dẫn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 15/02/2024?
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 46/2023/TT-BCT hướng dẫn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương (sau đây gọi tắt là Hội đồng quản lý).
Thông tư 46/2023/TT-BCT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương; tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực công thương và mối quan hệ giữa Hội đồng quản lý với người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan quản lý cấp trên.
Thông tư 46/2023/TT-BCT hướng dẫn Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 15/02/2024? (Hình từ Internet)
Cơ cấu, số lượng thành viên và nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý theo quy định mới như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư 46/2023/TT-BCT quy định về cơ cấu Hội đồng quản lý bao gồm:
- Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập gồm: đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
- Người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
Bên cạnh đó, quy định số lượng thành viên Hội đồng quản lý từ 05 đến 11 người, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên Hội đồng quản lý. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ, Hội đồng quản lý có thể có Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý. Số lượng, cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý của từng đơn vị sự nghiệp công lập cụ thể do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định.
Chủ tịch và các thành viên khác của Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập bổ nhiệm.
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm và được quy định cụ thể tại Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Thành viên Hội đồng quản lý có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Tại Điều 6 Thông tư 46/2023/TT-BCT quy định nhiệm vụ, quyền hạn thành viên Hội đồng quản lý như sau:
* Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản lý
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 46/2023/TT-BCT.
- Phân công nhiệm vụ và giám sát thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng quản lý.
- Triệu tập các cuộc họp của Hội đồng quản lý; chủ trì các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản lý theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
- Chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có)
- Điều hành hoạt động của Hội đồng quản lý khi được Chủ tịch Hội đồng quản lý ủy quyền.
- Ký các văn bản của Hội đồng quản lý theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng quản lý.
- Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 46/2023/TT-BCT, các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Hội đồng quản lý
- Tổng hợp thông tin về hoạt động của đơn vị báo cáo Chủ tịch Hội đồng quản lý.
- Chuẩn bị chương trình nghị sự bao gồm chuẩn bị nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp, làm thư ký các cuộc họp của Hội đồng, xây dựng, hoàn chỉnh, lưu trữ các văn bản của Hội đồng quản lý.
- Chuẩn bị các báo cáo, văn bản giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo nhiệm vụ, chức năng của Hội đồng quản lý;
- Thực hiện nhiệm vụ của thành viên Hội đồng quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 46/2023/TT-BCT, các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật, quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị.
* Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Hội đồng quản lý
- Thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý và của đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện các nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng quản lý phân công và nhiệm vụ khác theo quy định của Pháp luật. Đề xuất với Hội đồng quản lý nội dung và các vấn đề cần thảo luận tại cuộc họp Hội đồng quản lý.
- Thảo luận, đóng góp ý kiến trong các cuộc họp Hội đồng quản lý; biểu quyết về nội dung các quyết định của Hội đồng quản lý theo quy định.
- Theo dõi, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản lý và có quyền đề xuất những ý kiến về hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Được cung cấp và tiếp cận thông tin, tài liệu phục vụ công tác của Hội đồng quản lý theo quy định; được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật và quy chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Thông tư 46/2023/TT-BCT có hiệu lực từ ngày 15/02/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?