Thông tư 12/2022/TT-NHNN: Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp?
- Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp điều chỉnh những vấn đề gì?
- Đối tượng đi vay nước ngoài theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN bao gồm những ai?
- Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có hiệu lực khi nào?
Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp điều chỉnh những vấn đề gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 12/2022/TT-NHNN quy định như sau về phạm vi điều chỉnh:
* Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp quy định về:
- Thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh;
- Việc mở và sử dụng tài khoản vay, trả nợ nước ngoài của bên đi vay; việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán của bên cho vay tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam để thực hiện khoản vay nước ngoài,
- Việc rút vốn, trả nợ và chuyển tiền khác liên quan đến thực hiện khoản vay nước ngoài;
- Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch chuyển tiền liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm trên lãnh thổ Việt Nam, chuyển tiền bảo lãnh cho khoản vay nước ngoài, hoàn trả khoản nhận nợ giữa bên đi vay và bên bảo đảm liên quan đến khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh
- Việc cung cấp, sử dụng và quản lý thông tin trên Trang điện tử quản lý vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là Trang điện tử);
- Chế độ báo cáo thống kê về hoạt động vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
* Ngoài ra, Thông tư còn điều chỉnh về:
- Việc đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hằng Nhà nước) hướng dẫn về quản lý ngoại hối đôi với việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh.
- Việc đăng ký, đăng ký thay đổi đối với các khoản vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thủ tục đăng ký, đăng ký thay đổi khoản vay nước ngoài và khoản phát hành trái phiếu quốc tế được Chính phủ bảo lãnh.
- Việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài để thực hiện khoản vay nước ngoài thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài của người cư trú là tổ chức.
Thông tư 12/2022/TT-NHNN: Hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp?
Đối tượng đi vay nước ngoài theo Thông tư 12/2022/TT-NHNN bao gồm những ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (sau đây gọi chung là bên đi vay).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cung ứng dịch vụ tài khoản vay, trả nợ nước ngoài cho bên đi vay; cung ứng dịch vụ chuyển tiền liên quan đến hoạt động vay, trả nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
3. Các tổ chức, cá nhân là bên bảo lãnh, bên bảo đảm tài sản cho khoản vay nước ngoài của bên đi vay.
4. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác cho vay từ bên ủy thác cho vay là người không cư trú.
5. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động vay nước ngoài của bên đi vay.
6. Các cá nhân, đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm quản lý và khai thác thông tin trên Trang điện tử.
Như vậy, bên đi vay nước ngoài là người cư trú, bao gồm: Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 Thông tư 12/2022/TT-NHNN, Thông tư hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có hiệu lực từ ngày 15/11/2022.
Quy định về việc thực hiện phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với kỳ thanh toán của khoản vay nước ngoài và quy định trách nhiệm kiểm tra chứng từ của ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản đối với việc bên đi vay đã thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro ngoại tệ áp dụng từ thời điểm quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (trong đó có quy định về phòng ngừa rủi ro ngoại tệ đối với khoản vay nước ngoài) có hiệu lực thi hành.
Bên cạnh đó, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành:
- Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp;
- Thông tư 05/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp,
- Thông tư 05/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 03/2016/TT-NHNN hướng dẫn một số nội dung về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp.
Thông tư 12/2022/TT-NHNN sẽ có hiệu lực từ ngày 15/11/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu là gì? Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm những nội dung chính nào?
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?