Thông tư 03/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự như thế nào? Hệ thống Tòa án quân sự hiện nay?
Thông tư 03/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự như thế nào?
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Thông tư 03/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Theo đó, Thông tư 03/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự, bao gồm:
Thẩm quyền xét xử theo đối tượng,
Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ,
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án quân sự các cấp,
Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự trong địa bàn thiết quân luật
Thiết quân luật được hướng dẫn tại Điều 21 Luật Quốc phòng 2018 là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do Quân đội thực hiện.
Thiết quân luật được Chủ tịch nước ra lệnh theo đề nghị của Chính phủ trong trường hợp an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng mà chính quyền địa phương ở đó không thể kiểm soát được.
Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thể địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành
Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện.
Thông tư 03/2023/TT-TANDTC áp dụng đối với Tòa án quân sự và Tòa án nhân dân các cấp; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thi hành pháp luật về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
Thông tư 03/2023/TT-TANDTC hướng dẫn thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự như thế nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống Tòa án quân sự hiện nay như thế nào?
Tại Điều 50 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về tổ chức Tòa án quân sự như sau:
- Tòa án quân sự trung ương.
- Tòa án quân sự quân khu và tương đương.
- Tòa án quân sự khu vực.
Theo đó, tổ chức của từng Tòa án quân sự như sau:
Tòa án quân sự trung ương
Căn cứ khoản 2 Điều 51 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương gồm:
- Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;
- Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;
- Bộ máy giúp việc.
- Tòa án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức và người lao động.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tòa án quân sự quân khu
Tại Điều 55 Luật Tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương như sau:
- Cơ cấu, tổ chức của Tòa án quân sự quân khu và tương đương gồm:
+ Ủy ban Thẩm phán;
+ Bộ máy giúp việc.
- Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc trong Tòa án quân sự quân khu và tương đương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tổ chức Tòa án quân khu và Tòa án khu vực hiện nay như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Nghị quyết 571/NQ-UBTVQH14 thì tổ chức tòa án quân khu và khu vực hiện nay như sau:
Tòa án quân khu và tương đương
Thành lập 09 Tòa án quân sự quân khu và tương đương trên cơ sở các Tòa án quân sự quân khu và tương đương hiện hành:
- Tòa án quân sự Quân khu 1;
- Tòa án quân sự Quân khu 2;
- Tòa án quân sự Quân khu 3;
- Tòa án quân sự Quân khu 4;
- Tòa án quân sự Quân khu 5;
- Tòa án quân sự Quân khu 7;
- Tòa án quân sự Quân khu 9;
- Tòa án quân sự Thủ đô Hà Nội;
- Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân.
Tòa án khu vực
Thành lập 10 Tòa án quân sự khu vực trên cơ sở các Tòa án quân sự khu vực hiện hành:
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 1, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 1 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 1 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 2, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 2 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 2 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 3, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 3 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 3 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 4, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 4 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 4 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 5, trên cơ sở Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 5 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 5, trên cơ sở Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 5 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 7, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 7 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 7 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân khu 9, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân khu 9 và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 9 hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội, trên cơ sở Tòa án quân sự khu vực Thủ đô Hà Nội hiện hành;
- Tòa án quân sự khu vực Quân chủng Hải Quân, trên cơ sở sáp nhập Tòa án quân sự khu vực 1 Quân chủng Hải Quân và Tòa án quân sự khu vực 2 Quân chủng Hải Quân hiện hành.
Thông tư 03/2023/TT-TANDTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?