Thống kê thực trạng phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào?
Ngày 18/5/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa mới ban hành Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 thực hiện chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc.
Điều kiện tổ chức dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở GDPT và trung tâm GDTX là gì?
Tại Điều 2 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định về Điều kiện tổ chức dạy học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số bao gồm:
- Người dân tộc thiểu số ở địa phương có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
- Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong các cơ sở giáo dục phải là:
+ Bộ chữ cổ truyền đã được lưu hành và sử dụng rộng rãi trong cộng đồng dân tộc
+ Được cơ quan chuyên môn xác định và được UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW (sau đây viết tắt là UBND cấp tỉnh) phê chuẩn hoặc bộ chữ được Chính phủ ban hành.
+ Đối với các tiếng dân tộc thiểu số có nhiều bộ chữ, việc lựa chọn bộ chữ để dạy học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định.
- Chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ GDĐT ban hành, sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được Bộ GDĐT phê duyệt.
- Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số đạt trình độ chuẩn được đào tạo của cấp học tương ứng theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019.
+ Trường hợp thiếu giáo viên đạt chuẩn có thể sử dụng người đủ điều kiện dạy học ở cấp học và có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số.
- Cơ sở vật chất tại các lớp dạy học tiếng dân tộc thiểu số được trang bị như các lớp học thông thường khác, đáp ứng được chương trình giáo dục phổ thông.
+ Thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số được trang bị theo quy định của Bộ GDĐT về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cho từng chương trình dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
Thống kê thực trạng phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc hiện nay tại chính sách mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo như thế nào? (Hình internet)
Quy trình đưa tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số vào dạy học thực hiện ra sao?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 32/2021/TT-BGDĐT quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên nêu rõ:
- Hồ sơ bao gồm:
+ Công văn đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh (Mẫu số 01 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này);
+ Báo cáo tổng hợp nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; kế hoạch triển khai, tổ chức dạy học; đội ngũ giáo viên dạy học tiếng dân tộc thiểu số (Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này); Tải về
+ Quyết định phê chuẩn, ban hành, lựa chọn bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.
Trình tự:
*Bước 1: tiến hành báo cáo
- Trường tiểu học, trường trung học cơ sở tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số:
+ Báo cáo Phòng GDĐT;
- Trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số:
+ Báo cáo Sở GDĐT.
* Bước 2:
- Sở GDĐT tạo tổng hợp nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số của người học từ các Phòng GDĐT và các cơ sở giáo dục trực thuộc trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc TW
* Bước 3:
- Căn cứ vào các điều kiện tổ chức dạy học cụ thể của địa phương xây dựng kế hoạch và tham mưu UBND cấp tỉnh lập hồ sơ đề nghị Bộ GDĐT về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục.
*Bước 4: UBND cấp tỉnh lập hồ sơ, nộp 01 bộ hồ sơ (trực tiếp/qua đường bưu điện/nộp hồ sơ trực tuyến)
- Đề nghị Bộ GDĐT chấp thuận việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
* Bước 5: Bộ GDĐT xem xét các điều kiện về dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo đề nghị của UBND cấp tỉnh; thông báo bằng văn bản cho UBND cấp tỉnh trong thời gian 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
* Bước 6: Trường hợp được Bộ GDĐT chấp thuận, UBND cấp tỉnh ban hành quyết định về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn.
Thống kê thực trạng phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc hiện nay như thế nào?
Theo Mục II Đề cương báo cáo về chính sách phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc ban hành kèm theo Công văn 2261/BGDĐT-GDĐT năm 2023 nêu cách thức thống kê thực trạng phát triển, bảo tồn tiếng nói, chữ viết các dân tộc bao gồm các nội dung:
- Dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong trường phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên theo Nghị định 82/2010/NĐ-CP (thống kê theo Biểu 01, năm học 2022-2023) Tải về:
+ Số trường, số lớp, số học sinh học tiếng dân tộc thiểu số;
+ Số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên;
+ Cơ sở vật chất phục vụ dạy học tiếng dân tộc thiểu số;
+ Việc thực hiện chính sách đối với giáo viên, học sinh và cơ sở giáo dục dạy học tiếng dân tộc thiểu số.
- Thống kê thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc trong cộng đồng, các hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền (ngoài mục 1 và mục 2) theo các nội dung sau:
+ Các phương thức lưu truyền tiếng dân tộc thiểu số trong cộng đồng;
+ Phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số; các hình thức thông tin giáo dục, tuyên truyền, triển lãm, quảng bá tiếng dân tộc thiểu số;
+ Phát hành văn hoá phẩm bằng chữ viết của dân tộc thiểu số và bằng song ngữ (Tiếng Việt - Tiếng dân tộc thiểu số);
+ Nghiên cứu, khai thác, giới thiệu văn hoá, văn học nghệ thuật bằng tiếng nói, chữ viết các dân tộc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?