Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng?

Tôi muốn được cho các ví dụ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng để có thể dễ hiểu hơn so với các quy định. Mong được hỗ trợ!

Các ví dụ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng được hướng dẫn cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 18/2021/TT-BLĐTBXH cụ thể như sau:

Làm sao để lập kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm của Công ty?

Ví dụ 1 - Tính toán TQ của Công ty X

1

Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch)

Tn =

365

2

Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021

Tt =

52

3

Số ngày nghỉ hằng năm thấp nhất

Tp =

12

4

Số ngày nghỉ lễ

Tl =

11

5

Số giờ làm việc bình thường trong một ngày

tn =

8

Tq = [365 - (52 + 12 + 11)] x 8 = 2320 giờ


Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn chung của công ty X năm 2021 là 2320 giờ.

Ví dụ 2 - Lập bảng kế hoạch thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong năm của Công ty X (theo mẫu tại Phụ lục 1)

Tháng

Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Số ngày làm việc trong tháng

Tổng số giờ làm việc

Ghi chú

(a)

(b)

(c)

(d)

(đ)

1

8

25

200

Nghỉ 01 ngày tết dương lịch, 05 ngày nghỉ hằng tuần

2

7

8

56

Nghỉ 05 ngày tết âm lịch, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 11 ngày làm việc

3

7

27

189

Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

4

7

24

168

Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, 04 ngày nghỉ hằng tuần

5

11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hằng tuần

25

267

Nghỉ ngày Quốc tế lao động, 05 ngày nghỉ hằng tuần

6

11 giờ từ thứ hai đến thứ năm, 10 giờ vào thứ sáu, thứ bảy hằng tuần

26

282

Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

7

8

22

176

Bố trí 05 ngày nghỉ hằng năm; nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

8

8

19

152

Bố trí 07 ngày nghỉ hằng năm vào đầu tháng; nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần

9

6

19

120

Nghỉ 02 ngày Quốc khánh, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 5 ngày làm việc

10

10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần

26

250

Nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần

11

10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần

26

252

Nghỉ 4 ngày nghỉ hằng tuần

12

10 giờ tuần đầu tháng và 8 giờ vào ngày làm việc khác

25

208

Nghỉ trọn 02 ngày 30, 31 và nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

TỔNG

2320

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng được minh họa thông qua các ví dụ như thế nào theo quy định của pháp luật?

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm các công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công hàng theo đơn đặt hàng được minh họa thông qua các ví dụ như thế nào theo quy định của pháp luật?

Làm sao để lập kế hoạch xác định số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày của người lao động?

Ví dụ 3: Công nhân A làm việc 15 năm trong điều kiện lao động bình thường cho công ty X. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn năm 2021 của công nhân A tính như sau:

Số ngày nghỉ hằng năm của công nhân A là: 12 + (15/5) = 15 ngày

Trong đó: 12 ngày được xác định theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật Lao động; 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động.

Lập bảng tính sau:

1

Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch)

Tn =

365

2

Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021

Tt =

52

3

Số ngày nghỉ hằng năm

Tp =

15

4

Số ngày nghỉ lễ

Tl =

11

5

Số giờ làm việc bình thường trong một ngày

tn =

8

Tq = [365 - (52 + 15 + 11)] x 8 = 2296 giờ


Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của công nhân A năm 2021 là 2296 giờ.

Ví dụ 4: Công nhân B làm nghề đặc biệt nặng nhọc cho công ty Y đã 15 năm. Quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn năm 2021 của công nhân B tính như sau:

Số ngày nghỉ hằng năm của công nhân B là: 16 + (15/5) = 19 ngày

Trong đó: 16 ngày được xác định theo quy định tại Điều 113 của Bộ luật Lao động; 15/5 là số ngày nghỉ tăng theo thâm niên được xác định theo quy định tại Điều 114 của Bộ luật Lao động.

Lập bảng tính sau:

1

Số ngày trong năm 2021 (theo dương lịch)

Tn =

365

2

Tổng số ngày nghỉ hằng tuần trong năm 2021

Tt =

52

3

Số ngày nghỉ hằng năm

Tp =

19

4

Số ngày nghỉ lễ

Tl =

11

5

Số giờ làm việc bình thường trong một ngày

tn =

6

Tq =[365 - (52 + 19 + 11)] x 6 = 1698 giờ


Vậy quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn của công nhân B năm 2021 là 1698 giờ.

Ví dụ 5: Công nhân A theo ví dụ 3 có quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm 2021 là 2296 giờ. Công ty X phân bổ số giờ làm việc tiêu chuẩn làm hằng ngày của công nhân A năm 2021 như sau:

Các tháng (dương lịch)

Số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày

Số ngày làm việc

Tổng số giờ làm việc

Ghi chú

Tháng 1

8

25

200

Nghỉ 01 ngày tết dương lịch, 05 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 2

7

8

56

Nghỉ 05 ngày tết âm lịch, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 11 ngày làm việc

Tháng 3

7

27

189

Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 4

7

24

168

Nghỉ ngày Chiến thắng, ngày Giỗ tổ Hùng Vương, 04 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 5

11 giờ từ thứ hai đến Thứ Năm, 10 giờ vào Thứ Sáu, Thứ Bảy hằng tuần

25

267

Nghỉ ngày Quốc tế lao động, 05 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 6

11 giờ từ thứ hai đến Thứ Sáu, 10 giờ vào Thứ Bảy hằng tuần

26

282

Nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 7

8

22

176

Bố trí 05 ngày nghỉ hằng năm vào cuối tháng; nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 8

8

16

128

Bố trí 10 ngày nghỉ hằng năm vào đầu tháng; nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 9

6

20

120

Nghỉ 02 ngày Quốc khánh, 04 ngày nghỉ hằng tuần và nghỉ trọn 04 ngày làm việc

Tháng 10

10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần

26

250

Nghỉ 05 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 11

10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần

26

252

Nghỉ 4 ngày nghỉ hằng tuần

Tháng 12

10 giờ tuần đầu tháng và 8 giờ vào ngày làm việc khác

25

208

Nghỉ trọn 02 ngày 30, 31 và nghỉ 04 ngày nghỉ hằng tuần

TỔNG

2296

Làm sao để thực hiện các nguyên tắc sử dụng quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn?

Ví dụ 6: Trong tháng 2, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 7 giờ/ngày trong 8 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 11 ngày làm việc. Công ty thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập nêu tại ví dụ 3 trên, như vậy:

- Số giờ làm việc ít hơn so với 8 giờ của ngày làm việc bình thường là:

8 giờ - 7 giờ = 1 giờ; 1 giờ này không phải trả lương ngừng việc;

- Số ngày nghỉ việc là 11 ngày cũng không phải trả lương ngừng việc.

Ví dụ 7: Tháng 3, do tình hình sản xuất kinh doanh công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 5 giờ/ngày trong 13 ngày làm việc, sau đó cho nghỉ trọn 14 ngày làm việc. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 3 nêu tại ví dụ 3 trên, thì:

- Số giờ làm việc thực tế ít hơn so với số giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày là:

7 giờ - 5 giờ = 2 giờ; 2 giờ này phải trả lương ngừng việc;

- Số ngày ngừng việc so với kế hoạch là 14 ngày; 14 ngày này phải trả lương ngừng việc.

Ví dụ 8: Trong tháng 9, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 8 giờ/ngày. Như vậy, so với kế hoạch đã được công ty lập ra cho công nhân A vào tháng 9 tại ví dụ 5 nêu trên, thì số giờ làm việc nhiều hơn so với số giờ làm việc tiêu chuẩn là: 8 giờ - 6 giờ = 2 giờ; 2 giờ này được tính vào tổng số giờ làm thêm, công ty X phải trả tiền lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ theo đúng quy định hiện hành.

Ví dụ 9: Trong tháng 10, công ty X bố trí cho công nhân A làm việc 10 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, 8 giờ vào thứ bảy hằng tuần theo đúng kế hoạch của công ty được nêu tại ví dụ 3 trên. Số giờ làm việc nhiều hơn so với 8 giờ làm việc bình thường là:

10 giờ - 8 giờ = 2 giờ; 2 giờ này không tính là giờ làm thêm.

Làm sao để tính giới hạn giờ làm việc tiêu chuẩn hằng ngày và thời giờ làm thêm?

Ví dụ 10: Do yêu cầu đột xuất, trong tháng 5 và tháng 6, công ty X có nhu cầu phải làm thêm giờ. Công ty đã đăng ký giới hạn giờ làm thêm theo tháng. Công ty có thể bố trí làm thêm giờ với công nhân A như sau:

- Từ thứ Hai đến thứ Bảy đều làm việc 12 giờ/ngày.

- Tháng Năm làm thêm thêm 33 giờ; Tháng Sáu làm thêm thêm 30 giờ

Công việc gia công
Thời giờ làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá bao nhiêu giờ trong ngày và không quá bao nhiêu giờ trong tuần?
Pháp luật
Thời gian tối đa của mỗi ca làm việc theo tuần là bao lâu? Thời gian đó có thể kéo dài hay không?
Pháp luật
Tổ chức làm việc theo ca là gì? Tổ chức làm việc theo ca như thế nào cho đúng quy định của pháp luật?
Pháp luật
Thời gian người lao động nghỉ giải lao có được được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương không?
Pháp luật
Lịch làm việc bệnh viện mắt Thành phố Hồ Chí Minh? Bệnh viện có làm việc vào thứ Bảy và Chủ nhật không?
Pháp luật
Thời giờ làm việc đối với người lao động làm công việc sản xuất có tính thời vụ, công việc gia công theo đơn đặt hàng được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Người lao động có thể thoả thuận về hình thức trả lương theo giờ hay không? Số giờ làm việc tối đa trong một ngày của người lao động là bao nhiêu?
Pháp luật
Trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19, cho phép người lao động được làm thêm tối đa bao nhiêu giờ?
Pháp luật
Thời giờ làm việc của lao động 17 tuổi làm công việc pha chế đồ uống trong nhà hàng tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với NLĐ làm công việc vận hành, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí năm 2022?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công việc gia công
4,858 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công việc gia công Thời giờ làm việc
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào